để tượng trưng cho một ngôi mộ. Sau đó tôi yêu cầu anh ấy lặp lại những
câu sau:
Tôi xin chôn ảo tưởng của mình về một gia đình tốt đẹp. Tôi xin chôn
những hy vọng và kỳ vọng của mình về cha mẹ tôi. Tôi xin chôn ảo
tưởng mình có thể làm được điều gì đó để thay đổi cha mẹ. Tôi biết
mình sẽ không bao giờ trở thành người như cha mẹ tôi hằng mong
muốn, và tôi khóc than cho nỗi mất mát ấy. Nhưng tôi chấp nhận nó.
Những ảo tưởng đó có thể an nghỉ được rồi.
Khi Joe kết thúc bài điếu văn này, nước mắt anh trào ra và anh nói:
Chúa ơi, Susan, chết tiệt, nó làm tôi đau quá. Thật sự rất đau! Tại sao
tôi phải trải qua chuyện này? Tôi có cảm giác như mình đang sa lầy
vào sự “thương hại bản thân”. Tôi ghê tởm nó. Chẳng lẽ tôi đang
thương hại bản thân? Rất nhiều người còn ở trong tình cảnh tệ hơn tôi
nữa.
Tôi đáp:
Đã đến lúc cậu cảm thấy thương tiếc cho cậu bé từng bị tổn thương
nặng nề. Ngoài cậu ra thì còn ai sẽ làm chuyện này nữa? Tôi muốn cậu
quên đi tất cả mọi thứ tiêu cực cậu từng nghe về sự thương hại bản
thân. Đau buồn vì mất một tuổi thơ hạnh phúc không liên quan gì đến
cảm giác thương hại ấy cả. Những người bị mắc kẹt trong sự thương
hại luôn chờ đợi người khác đến sắp xếp cuộc đời thay cho họ. Họ né
tránh trách nhiệm cá nhân. Họ thiếu lòng can đảm để thực hiện công
việc mà tôi đang yêu cầu cậu làm. Đau buồn là quá trình chủ động chứ
không phải bị động. Nó giúp cậu không bị mắc kẹt. Nó cho phép cậu
chữa lành, để làm điều gì đó thực sự giải quyết các vấn đề của cậu.
Nếu bạn giống phần lớn mọi người - như Joe - bạn sẽ cố hết sức để
không tỏ ra thương hại bản thân mình. Bạn thậm chí có thể lừa gạt bản thân