3. Đối mặt với sự thật về tuổi thơ của tôi.
4. Dũng cảm để thấy được sự liên quan giữa những sự kiện lúc còn
nhỏ và cuộc sống khi trưởng thành.
5. Tìm được dũng khí để thể hiện cảm xúc chân thực của tôi với họ.
6. Đối mặt, vượt qua những quyền lực và kiểm soát mà họ đặt lên cuộc
đời tôi, dù họ còn hay đã mất.
7. Thay đổi hành vi của tôi khi cảm thấy nó nhẫn tâm, gây tổn thương,
khắt khe hay kiểm soát.
8. Tìm đến những nguồn lực thích hợp giúp tôi chữa lành đứa trẻ bên
trong.
9. Tìm lại năng lượng và sự tự tin của tuổi trưởng thành.
Những phần trong danh sách này là mục tiêu để bạn hướng tới, không
phải những việc để làm một sớm một chiều. Trong khi bạn nỗ lực để đạt
những mục tiêu này, bạn sẽ có những giờ phút muốn bỏ cuộc. Bạn có thể
rơi trở lại những thói quen hành vi và nhận thức cũ, và có những lúc bạn
muốn sống như cũ cho xong. Đừng để mất dũng khí. Thực tế bạn cần phải
tiên liệu trước việc mình sẽ bị chệch kế hoạch. Đây là một quá trình, sẽ có
những mục tiêu dễ thực hiện hơn những cái khác, nhưng tất cả đều có thể
đạt được. Bạn rồi sẽ giải phóng đứa trẻ trong bạn khỏi sự trừng phạt dai
dẳng kia.