➢ Để giành lấy điều gì đó tích cực từ họ
Mà để:
➢ Để đối mặt với họ
➢ Để đối trị nỗi sợ phải đối mặt với họ, một lần cho mãi mãi
➢ Để nói sự thật với họ
➢ Để xác lập kiểu quan hệ giữa bạn và họ từ giờ về sau
“Chẳng ích gì đâu”
Rất nhiều người - thậm chí cả những nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng -
không tin biện pháp đối chất sẽ mang lại kết quả. Cơ sở lập luận họ đưa ra
khá quen thuộc: “Hãy nhìn về phía trước, đừng quay đầu lại”; “Làm thế chỉ
càng gây thêm căng thẳng và nóng giận”; hoặc là “Làm vậy không chữa
lành được vết thương, chỉ làm lở loét nó ra”. Người nói những câu này đơn
giản bởi họ không hiểu vấn đề.
Hiển nhiên, đối chất không phải lúc nào cũng khiến cha mẹ bạn thừa
nhận, xin lỗi, nhận thức hay nhận trách nhiệm cho hành vi độc hại của họ
như bạn muốn. Cha (mẹ) độc hại hiếm khi đáp lại màn đối chất của con cái
bằng câu nói, “Đúng vậy, cha (mẹ) đã đối xử tệ với con”, hay là: “Con hãy
tha thứ cho ta”, hoặc “Bây giờ cha (mẹ) có thể làm gì để bù đắp lại cho
con?”
Trên thực tế điều thường xảy ra sẽ hoàn toàn ngược lại: họ phủ nhận,
bảo rằng họ không nhớ gì cả, đổ lỗi ngược lên con cái, và có thái độ vô
cùng tức giận.
Nếu bạn từng cố gắng đối chất một lần mà thất vọng tràn trề về kết
quả, có thể là do bạn đã đo lường hiệu quả của biện pháp này bằng việc bạn