CHA MẸ ĐỘC HẠI - VƯỢT QUA DI CHỨNG TỔN THƯƠNG VÀ GIÀNH LẠI CUỘC ĐỜI BẠN - Trang 251

Khi nào thì tôi nên đối chất với cha mẹ mình?

Tôi thường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân nhắc thời điểm đối

chất với các bệnh nhân của mình. Bạn không nên hành xử nóng vội, nhưng
đồng thời cũng không nên trì hoãn việc đối chất vô thời hạn.

Quá trình ra quyết định đối chất thường sẽ diễn ra ba giai đoạn:

1. Tôi không bao giờ làm được chuyện này đâu.

2. Có thể một ngày nào đó tôi sẽ làm được, nhưng không phải bây giờ.

3. Khi nào thì tôi nên đối chất với cha mẹ tôi?

Lần đầu tiên bị tôi thúc bách đối chất với cha mẹ, bệnh nhân của tôi

luôn một mực cho rằng cách này không phù hợp với họ. Phản ứng thường
thấy nhất, tôi gọi là hội chứng “cách gì cũng được trừ cách đó”. Bệnh nhân
của tôi đồng ý làm rất nhiều thứ để thay đổi tình trạng của họ, chỉ trừ mỗi
việc đối chất với cha mẹ họ - cách gì cũng được, trừ cách đó!

Tôi nói với Glenn đã tới thời điểm anh phải nói chuyện với cha của

anh. Glenn là người vô cùng nhút nhát và luôn thấy hối hận vì đã để người
cha nghiện rượu cùng làm ăn với mình. Một là anh phải đưa ra giới hạn về
thái độ cư xử của cha anh, hai là không cho ông cùng làm nữa. Anh phản
ứng lại bằng câu trả lời kinh điển, “cách gì cũng được, trừ cách đó”:

Tôi sẽ không đối mặt với cha. Tôi biết làm vậy là hèn nhát, nhưng tôi
không muốn gây thêm đau khổ cho cha mẹ tôi. Chắc chắn có rất nhiều
điều tôi có thể làm được thay vì đối chất với cha tôi. Tôi có thể tìm
một công việc ít áp lực hơn cho cha, để cha không phải tiếp xúc với
khách hàng của tôi nhiều như hiện giờ. Tôi sẽ không để cha đổ mọi
tức giận và buồn bực vì áp lực công việc lên đầu tôi nữa. Tôi sẽ luyện
tập nhiều hơn để làm dịu bản thân. Tôi có thể...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.