giờ đây đã chủ động hơn trong việc đối phó với mẹ mình. Dù cho bà nhìn
nhận sự quyết đoán mới mẻ ở con trai mình như là một dạng “trừng phạt,”
Fred đã đẩy cán cân quyền lực tới vị trí cân bằng. Bất kỳ một sự nhượng bộ
nào cậu đưa ra cũng là một nhượng bộ của sự lựa chọn, chứ không phải là
sự đầu hàng.
“TẠI SAO CON KHÔNG THỂ GIỐNG NHƯ
CHỊ MÌNH THẾ?”
Nhiều bậc cha mẹ độc hại so sánh một đứa con này với con đứa khác
để khiến đứa trẻ ấy cảm thấy mình làm chưa đủ tốt nên chưa thể giành
được sự yêu mến của cha mẹ. Điều này sẽ thúc đẩy người con thực hiện bất
cứ điều gì cha mẹ muốn nhằm dành lại tình cảm của cha mẹ. Kỹ thuật chia
rẽ-và-chế ngự này thường được thực hiện với những đứa con trở nên hơi
độc lập quá, làm đe dọa sự cân bằng của cấu trúc gia đình.
Dù có ý thức hay vô thức, những bậc cha mẹ này thao túng một mối
quan hệ anh chị em bình thường không có tính cạnh tranh thành một sự
ganh đua tàn nhẫn, khiến chúng ngăn chặn sự phát triển gắn kết lành mạnh
của tình anh em. Tác động gây ra sẽ đi rất xa. Bên cạnh việc hình tượng
bản thân của đứa trẻ sẽ bị hủy hoại, sự so sánh tiêu cực tạo ra sự oán giận
và ganh ghét giữa các anh chị em mà có thể bôi đen mối quan hệ của họ
suốt cả cuộc đời.
Nổi loạn với một nguyên nhân
Khi các bậc cha mẹ độc hại kiểm soát chúng ta theo những cách mãnh
liệt, hăm dọa, tạo ra cảm giác tội lỗi, hay theo cách làm tê liệt về mặt cảm
xúc, chúng ta thường phản ứng theo một trong hai cách sau: đầu hàng hoặc