nổi dậy. Cả hai kiểu phản ứng này đều gây ra sự ức chế tâm lý, cho dù sự
nổi loạn có vẻ mang đến điều hoàn toàn ngược lại. Sự thật là, nếu như ta
nổi loạn nhằm phản ứng với cha mẹ chúng ta, chúng ta cũng sẽ bị kiểm soát
như là khi ta nghe lời.
Jonathan, 55 tuổi, là chủ của một công ty phần mềm máy tính có bề
ngoài sáng sủa, khỏe khoắn. Trong buổi trị liệu đầu tiên của chúng tôi, anh
gần như nói lời xin lỗi vì cảm xúc hoảng loạn và cô đơn mãnh liệt của
mình:
Lúc này, đừng bắt đầu cảm thấy thương tôi. Tôi có một ngôi nhà xinh
đẹp. Tôi có một bộ sưu tập xe hơi. Tôi có đủ loại tài sản. Tôi thực sự
có một cuộc đời rất ổn. Nhưng có những lúc tôi cảm thấy rất, rất cô
đơn. Tôi có quá nhiều, và tôi không thể chia sẻ với một ai. Đôi khi tôi
có cái cảm giác tồi tệ về sự mất mát vì những gì tôi có thể có trong
một mối quan hệ yêu đương, thân mật. Tôi sợ rằng tôi sẽ chết già
trong cô đơn mất.
Tôi hỏi Jonathan việc đã bao giờ anh nghĩ tới một lí do nào đó khiến
bản thân mình gặp khó khăn như thế trước các mối quan hệ hay không.
Mỗi khi tôi thân cận một phụ nữ...hay thậm chí là sắp kết hôn với một
ai đó, tôi cảm thấy hoảng sợ và chạy trốn. Tôi không biết tại sao...tôi
ước gì tôi có thể biết được. Mẹ tôi không bao giờ để tôi nghe được kết
cục của nó.
Tôi hỏi Jonathan về sức ép đến từ mẹ mình.
Bà bị ám ảnh về việc tôi kết hôn. Bà tám mươi mốt tuổi, sức khỏe của
bà rất tốt, và bà có rất nhiều bạn, nhưng tôi cảm thấy như thể bà dành
cả ngày để lo lắng về đời sống yêu đương của tôi vậy. Tôi thật sự yêu
bà, nhưng tôi không thể chịu nổi việc ở bên bà vì điều này. Bà sống vì
hạnh phúc của tôi. Bà làm tôi ngộp thở bởi sự quan tâm. Giống như tôi
không thể gỡ bà ra khỏi người tôi vậy. Bà cứ luôn bảo tôi phải sống