CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 49

hỏi: “Con nghĩ mẹ sẽ cảm thấy thế nào nếu điều đó xảy ra?” Hầu hết trẻ em đều trả lời: “Buồn” hoặc
“Giận”. Cuối cùng, hãy đặt câu hỏi: “Con có thể nghĩ ra một nơi khác để nhảy (hoặc sơn móng tay)
để điều đó không xảy ra nữa, và cả hai mẹ con mình đều không ai cảm thấy buồn hay giận cả?”

Khi một ông bố mà tôi biết hỏi cô con gái bốn tuổi những câu này, cô bé đã nghĩ ra giải pháp của
riêng mình: bên ngoài mới là nơi thích hợp với việc chạy nhảy, và cô bé bước ra ngoài với nụ cười
trên môi. Ông bố cũng cười theo. Ông nhận ra nhu cầu của con gái mình, trong khi cô bé nhận ra
rằng bố cũng có suy nghĩ riêng.

Sau đây là một kịch bản khác. Hai đứa con mười tuổi và bảy tuổi của bạn đang chơi đuổi bắt trong
phòng ăn, chạy thục mạng. Khi chúng chạy qua, chiếc bình trên bàn lắc lư và rơi xuống sàn, vỡ tan
tành. Bạn giận sôi lên. Bạn phát vào mông cả hai đứa rồi bắt các con trở về phòng. Nhưng như vậy
chẳng giải quyết được bao nhiêu. Giờ thì đứa này trách cứ đứa kia vì đã khiến cho cả đôi mắc lỗi.
Cả hai đều giận bạn vì không chịu hiểu rằng chúng không hề cố tình làm vỡ chiếc bình. Còn bạn thì
bực bội hai đứa con vì tội bất cẩn và thiếu thận trọng.

Nếu con làm vỡ món đồ gì đó, bạn có thể đặt ra những câu hỏi như sau:

“Phòng ăn có phải là nơi thích hợp cho việc chạy nhảy không?”

“Điều gì xảy ra khi các con chạy?”

“Con cảm thấy thế nào về những gì đã xảy ra?”

“Con nghĩ mẹ cảm thấy thế nào về việc này?”

“Đâu là chỗ chơi thích hợp?”

“Lần sau nếu muốn chơi đuổi bắt trong nhà, các con sẽ làm thế nào?”

Bằng cách này, trẻ em sẽ lớn lên và quen với việc cân nhắc mong muốn của bạn với hành động của
chúng. Nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhiều trẻ em vẫn chỉ nghĩ đến bản thân mà
không để ý gì tới mong muốn của người khác. Sau đây là cách một ông bố đã giúp các cô con gái bé
nhỏ của mình nhận ra mỗi người có cảm nhận khác nhau về cùng một vấn đề bằng cách đặt câu
hỏi: “Thế này là thế nào?”

BỐ: Hãy tưởng tượng câu chuyện về hai cô bé bằng tuổi các con nhé? Alice thích nghe nhạc thật to;
điều này khiến bé cảm thấy rất dễ chịu. Em gái Mary thì cứ nghe nhạc lớn là khó chịu. Thế này là
thế nào?

EMILY: Có thể Alice đang nhớ lại sự ồn ào của tiếng nhạc nhảy trong buổi khiêu vũ toàn trường
tuần trước. Bạn ấy thích được khiêu vũ trong tiếng nhạc thật lớn.

TINA: Nhưng nếu Mary đang tập trung làm bài tập về nhà thì có thể là tiếng nhạc đang làm phiền
bạn ấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.