CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 53

Một bé bốn tuổi làm tôi ngạc nhiên khi trả lời: “Cháu cảm thấy buồn khi cháu đánh em trai”.

Sau đó, hãy hỏi tiếp: “Con có thể làm gì để không cảm thấy buồn?”

Việc trẻ nói lời xin lỗi khi được người lớn bảo chỉ xuất phát từ bên ngoài. Trẻ nào biết nghĩ về cả
cảm giác của mình lẫn cảm giác của người khác sẽ không muốn làm bản thân và người khác bị tổn
thương. Điều này mới xuất phát từ bên trong.

Bài học tương tự cũng có thể áp dụng cho những tình huống như lấy cắp. Đôi khi trẻ em dính phải
thói quen “mượn tạm” đồ: chúng nẫng vòng cổ từ phòng của chị gái hoặc ít tiền từ ngăn bàn của
bạn. Bé Shelly mười một tuổi thường lấy bút và những vật dụng nho nhỏ khác của các bạn cùng lớp
mà không hề hỏi xin. Mỗi lần bị bắt quả tang, bé lại bị đưa lên phòng hiệu trưởng và nhốt trong đó.
Một hôm, bé nói với cô giáo rằng bé sẽ không lấy cắp nữa bởi vì bé không muốn bị bắt. Cô giáo rất
ngạc nhiên. Thầy hiệu trưởng cũng vậy. Nhưng tôi thì không.

Tôi tin rằng cô giáo và thầy hiệu trưởng chỉ tập trung vào mặt xấu của câu nói này: Shelly sẽ không
ăn cắp nữa. Trong khi câu nói cho thấy Shelly chỉ nghĩ cho bản thân mình và những gì sẽ xảy ra với
bé mà thôi. Bé không hề nghĩ đến các nạn nhân của mình, hay băn khoăn những người đó sẽ cảm
thấy thế nào. Tôi phải tự hỏi Shelly có vui sướng lấy cắp trở lại hay không nếu bé tìm ra được cách
để khỏi bị bắt.

Việc trẻ nói lời xin lỗi khi được người lớn bảo chỉ xuất phát từ bên ngoài. Trẻ nào biết nghĩ về cả
cảm giác của mình lẫn cảm giác của người khác sẽ không muốn làm bản thân và người khác bị tổn
thương. Điều này mới xuất phát từ bên trong.

Vậy làm thế nào để Shelly học được cách thông cảm với nạn nhân và không chỉ nghĩ cho riêng bản
thân mình? Chúng ta có thể đặt ra cho bé những câu hỏi sau đây:

“Điều gì xảy ra nếu con lấy đồ của mọi người mà không xin phép họ?”

“Con nghĩ thế nào về điều này?”

“Con cảm thấy thế nào nếu điều này xảy ra với con?”

Và, nếu có thể:

“Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cùng lớp không có cuốn sách (hoặc bất cứ vật nào mà bé đã lấy cắp) để
làm bài tập về nhà?”

Trẻ em lên bốn tuổi đã có thể hiểu được rằng lấy cắp đồ sẽ làm người khác bị tổn thương. Khi tôi
hỏi các em: “Điều gì có thể xảy ra nếu một đứa trẻ lấy ô của mẹ khi mẹ không để ý?”, một số em trả
lời đơn giản: “Mẹ sẽ rất giận”, “Cháu sẽ bị đét đít”, hoặc “Mẹ sẽ nói rằng lấy trộm là không tốt”.

Những em khác có thể thừa nhận: “Mẹ sẽ bị ướt nếu gặp mưa”. Vậy chẳng phải những đứa trẻ biết
suy nghĩ cho nạn nhân của mình sẽ ít làm người khác tổn thương hơn sao, ngay cả khi các em
không bao giờ bị bắt gặp?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.