CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 54

Những em này đã học được ý nghĩa thật sự của việc thấu hiểu. Một trong những cách để giúp trẻ
học được điều này là cho các em thấy bạn có thể hiểu sai hành vi của trẻ, và cho trẻ thấy cảm giác
thật sự của bạn khi điều đó xảy ra. Mẹ của bé Jason chín tuổi đã có cơ hội để làm điều này. Bé cùng
mẹ ở cả ngày tại văn phòng của mẹ. Có thể thấy trước được rằng bé sẽ trở nên thừa thãi chân tay
và bắt đầu tìm cách thu hút sự chú ý của mẹ. Mẹ cố gắng giải thích rằng mẹ đang rất bận và bảo bé
hãy sang phòng bên để đọc số sách mà bé mang theo. Jason nói: “Con xin lỗi”, sau đó ngoan ngoãn
rút lui.

Mẹ nghĩ bé đã hiểu rằng nếu mình cứ quấy quả như thế thì mẹ sẽ không làm việc được, và chị thấy
vui vì bé đã ngoan ngoãn vâng lời. Nhưng Jason hiểu điều này theo cách hoàn toàn khác. Bé nghĩ
mẹ “đuổi” mình đi vì “mẹ coi công việc quan trọng hơn mình”.

Jason nghĩ ra một cách độc chiêu để giải quyết vấn đề. Thay vì đọc sách, bé viết cho mẹ một lá thư,
nói rằng bé không có ý định cản trở mẹ làm việc đâu, bé chỉ muốn nói chuyện với mẹ một chút thôi.
Trong khi trải suy nghĩ ra trang giấy, Jason bắt đầu nhận ra rằng sự thật là mẹ cần phải làm việc,
điều này giải thích tại sao mẹ lại đến văn phòng, và bé cần tìm ra cách nào đó để dung hòa nhu cầu
của mình với mong muốn của mẹ. Bé viết tất cả những suy nghĩ này vào bức thư.

Khi đọc xong bức thư, mẹ rất xúc động và bắt đầu nhìn nhận hành vi của Jason theo một hướng
mới. Chị tự nghĩ: “Có lẽ mình đã không chú ý nhiều lắm đến con trai”. Chị đề nghị hai mẹ con sẽ có
cuộc trò chuyện đặc biệt trong lúc ăn trưa. Vào lúc đó, mẹ cho Jason biết rằng chị thật sự áy náy vì
đã tỏ ra không quan tâm đến bé. Trong cuộc trò chuyện này, Jason bắt đầu hiểu được mong muốn
của mẹ, cũng như mẹ bắt đầu hiểu được mong muốn của con trai.

Khi cảm thấy có lỗi, trẻ em có thể suy nghĩ về cảm xúc và quan điểm của người khác. Những em
nào chỉ nói: “Con xin lỗi” thì chỉ suy nghĩ về bản thân mình và tỏ ra nghe lời để khỏi bị người lớn
trách mắng và ra lệnh mà thôi. Đây có phải là điều chúng ta thật sự muốn không?

Dạy con biết giúp đỡ người khác và biết cho khi nhận

Con bạn có hiểu được giá trị của đồng tiền? Con bạn có tiêu tiền quà sáng quá nhanh và sau đó xin
thêm? Những rắc rối về tiền bạc có trở thành nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn giữa bạn và
con.

Một số gia đình cảm thấy rất khó khăn khi nói chuyện tiền nong. Nhưng hãy để con bạn hiểu về giá
trị và ý nghĩa của đồng tiền càng sớm càng tốt.

Bé Jamie tám tuổi đang tìm hiểu giá trị đồng tiền theo cách truyền thống. Bé tự tạo thu nhập cho
bản thân. Bố mẹ bé rất sáng tạo trong việc này.

Cứ đến sinh nhật, Jamie lại được bố mẹ yêu cầu chọn lấy ba món đồ chơi mà bé không dùng đến
nữa, sau đó đặt chúng ra cửa. Họ để số đồ chơi ở đó ba ngày, bảo Jamie rằng trong thời gian đó bé
có thể thay đổi ý định về bất cứ món nào hoặc toàn bộ cả ba món.

Sau đó, bố mẹ bé bảo: “Con sẽ nhận được những món đồ chơi mới trong ngày sinh nhật. Con có
nghĩ rằng có thể những bạn khác sẽ muốn có số đồ chơi mà con không còn thích nữa hay không?”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.