“Cậu cứ việc, mình không uống.” Tôi lắc đầu mệt mỏi.
“Cũng tốt thôi.” Chai gật đầu lia lịa. “Lúc nào xong, ta đi sang trường
nhé. Mình sẽ giới thiệu cậu với mấy đứa bạn, mấy thằng rất khá. Thỉnh
thoảng cả tháng mình chẳng về nhà, chỉ quanh quẩn ở trường và trong ký
túc của mấy thằng bạn.”
“Ừ, mình biết. Eik đã kể rồi. Cậu nên nghĩ cho mẹ lấy một chút. Bác
ấy đã già rồi và cũng chả khỏe mạnh gì.”
“Trời, cậu biết thừa Eik như thế nào mà, lúc nào chả phản ứng thái
quá. Mẹ mình á? Bà ấy còn lâu mới ngỏm, đừng có lo. Xương bà ấy chắc
như thép, đầu thì cứng và da thì dày, chỉ là bà ấy giả bộ thôi, cậu biết đấy:
hễ có ai đến là bà làm như thể sắp chết đến nơi để người ta thương, nhưng
lúc chỉ có hai mẹ con, trời ơi, cậu phải nghe bà ấy chửi mình suốt cả ngày
như thế nào từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc lặn, và hơi bà ấy chả bao giờ
yếu đi tí nào, tin mình đi!”
“Đây, rượu của cậu đây. Uống đi.” Tôi đẩy chai whisky mà người bồi
bàn vừa mang đến về phía Chai.
“Sabbitiyo Vivajjantu...”[1] Chai ngân nga rồi thò bàn tay run rẩy ra
nắm cái chai, mở nút rót thứ dung dịch màu hổ phách vào cốc.
[1] Cầu cho mọi tai ương sẽ qua đi...” lời mở đầu của những đoạn kinh
chúc phúc bằng tiếng Pàli mà các nhà sư tụng để cảm tạ người cúng dường.
Tôi nhìn nó uống mà không nói một lời. Tôi thậm chí không thể miêu
tả cảm giác khi chứng kiến một người bạn cũ từ thuở thơ ấu thay đổi đến
chừng nay. Tôi nhớ hồi tiểu học - cuộc đời cùng thế giới này thật trong
sáng và tuyệt vời trong những đôi mắt non trẻ của chúng tôi! Chúng tôi đợi
báo hiệu giờ nghỉ trưa và tán gẫu với bạn bè, đứa nào không cẩn thận sẽ bị
nhón ngay mất một viên thịt hay lát thịt lợn khỏi đĩa. Lúc nào bọn tôi cũng
bày đủ trò trêu chọc nhau. Có những trò chả đáng kể, nhưng cũng có những