12
S
inh thời Vivant Denon, có lẽ chỉ có một nhóm nhỏ người thông thạo
mới biết ông là tác giả cuốn Không ngày mai; và điều bí ẩn được lộ ra cho
mọi người biết và (có lẽ) biết một cách dứt khoát, rõ ràng, chỉ sau khi ông
mất đã lâu. Như vậy số phận của cuốn truyện giống một cách lạ lùng với câu
chuyện mà nó kể lại: bị bao phủ trong bóng tối của điều bí mật, của sự lặng
lẽ kín đáo, của sự thần bí hóa, của sự vô danh.
Denon là nhà chạm trổ, nhà đồ họa, nhà ngoại giao, nhà du lịch, người
am hiểu nghệ thuật, vị khách được sủng ái của các thính phòng, con người
có một sự nghiệp nổi tiếng, nhưng ông không bao giờ đánh giá cao chất
lượng nghệ thuật của cuốn truyện. Không phải vì ông từ chối vinh quang,
mà điều này khi đó có một nghĩa khác; tôi hình dung đám công chúng mà
ông quan tâm, muốn làm cho họ say mê, đám công chúng đó không phải là
khối đông đảo những người vô danh mà nhà văn hiện nay thèm muốn có
được, đó là một nhóm nhỏ những người mà bản thân ông có biết và thừa
nhận. Niềm khoái cảm mà thành công mang lại cho ông ở những độc giả này
không khác gì mấy niềm khoái cảm ông được hưởng trước một số cử tọa tụ
tập quanh ông trong một thính phòng, nơi ông nổi bật lên.
Có sự vinh quang trước khi phát minh ra máy ảnh và sự vinh quang sau
đó. Nhà vua Vaclav xứ Czech ở thế kỷ XIV có thú vui là vi hành đến các
khu phố Praha và trò chuyện với dân thường. Ông ta có quyền lực, vinh
quang, tự do. Hoàng tử Charles xứ Anh quốc không có chút quyền lực nào,
cũng chẳng có tự do, nhưng ông có một sự vinh quang to lớn: dù lánh mình
trong khu rừng nguyên sơ hay ở buồng tắm riêng ẩn kín trong một boongke
đặt dưới tầng ngầm thứ mười bầy ông cũng không sao thoát khỏi những ánh
mắt dõi theo và nhận ra. Vinh quang đã nướng trụi của ông toàn bộ sự tự do,