cũng cứ theo vùng Tim ở lồng ngực mà nhìn cách đập của Tim, nghe tiếng
động, gõ để tìm bề mặt rộng của nó là thấy ngay. Càng luyện tập quen càng
bén nhạy. Nếu là vùng Chẽn vừng, bình thường thì bên phải cao hơn bên trái
một chút, nếu gõ thấy hai bên chênh lệch nhau thái quá là không phải.
Tạng Gan bao giờ cũng đưa lên vùng Chẽn vừng một ít, còn Tỳ dương
bên trái bao giờ cũng thấp xuống một chút. Tạng phủ con người khi bình
thường, dù những bộ phận đặc như Gan và Tỳ dương chăng nữa cũng mềm
dẻo, đè vào hay gõ không nghe thấy tiếng gì lạ. Bỗng dưng gõ thấy tiếng đặc
kẹo đóng cứng, thế là có trái thường, phải tiềm tâm nghiên cứu.
Ở vùng bụng, vị trí dưới hố hông bên phải là ngôi căn cội của Tam Tiêu.
Tất cả tạng phủ đều được hai lớp Tam Tiêu bao bọc. Khi có bệnh, nếu bụng
căng to ra mà gõ nghe tiếng nước, tức là giữa hai lớp Tam Tiêu ở bụng bị
nước mắc kẹt vào làm căng thẳng, gõ nghe rất dễ thấy, chỉ trừ trường hợp
nước mắc kẹt ít thôi, và nước ấy chỉ tụ về điểm hố hông bên phải, thì phải để
ý gõ tìm vùng ấy mới thấy. Tóm lại, trong cơ thể con người, tạng phủ trật tự,
cơ năng liên lạc rất là nhịp nhàng, chớ không như guồng máy bằng thép sắt
của thế gian. Cho nên đạo chẩn đoán thân người, trước nhất phải rõ cơ năng
tâm lý, vật lý và sinh lý, hội đủ điều kiện tứ chẩn, thì cơ định bệnh mới có
vững chắc, sách vở không sao nói hết, nhập thần tỏ sáng, quan hệ ở lòng
thành.
Sách này đối với tất cả các phép khám bằng dụng cụ máy móc, đối với tác
giả tuy không xa lạ nhưng không phải là nhà chuyên môn. Lại nữa, mục đích
của tác giả đặt nặng vào sự khám phá nguồn nhân, chớ không phải hoàn toàn
chú trọng đến tướng quả. Cho nên về khía cạnh dụng cụ máy móc đi vào chi
tiết, xin nhường lại cho các nhà chuyên môn dụng cụ Tây y. Bao giờ cuộc
cách mạng y khoa, y đạo được viên thành thì tài liệu giáo dục y khoa của y
đạo mới tinh nhất. Như thế mới không bị vì dụng cụ quá dồi dào, rồi cơ cấu
giác quan ta sẽ đi đến hóa ra hoen rỉ.