CHẨN ĐOÁN HỌC Y ĐẠO - Trang 26

Ngồi kiết già: Chân trái gác lên đùi phải, chân phải gác lên đùi trái. Ta
phải làm vậy để ý thức bên này có bên kia, bên kia có bên này. Cũng
như trong cuộc sống tương giao trong mọi người có mình, trong mình
có mọi người (có người có thói quen đặt chân ngược lại cũng chẳng
sao).

Ngồi bán già: Để chân trái lên đùi phải, nhưng cũng có thể để chân
phải lên đùi trái mà ngồi yên tạm cũng được. Không nên ngồi xếp bằng
vì rất cấn.

Hai tư thế này sẽ giúp ta ngồi được vững vàng vì tư thế này là một cách

ngăn bít bên dưới cho năng lực đổ dồn về trên, nên sẽ dễ bị tê, nhưng không
sao. Tựa như một dòng suối không được lưu thông, bây giờ đắp đập ngăn lại
chờ nước đầy mở tháo ra, nước sẽ tống đi sạch hết. Khi tĩnh tọa xong xả ra,
khí huyết lưu thông trở lại cũng tương tự như vậy, rồi ít lâu sẽ hết tê.

Nên ngồi trên chiếu hay trên ván hơn là trên nệm, vì ngồi nệm rất dễ tê.

e. Cách thực hành

Chuẩn bị

Cuộc sống ngày nay không thể cầu toàn, nên chỉ ngồi quay mặt vào vách

là được. Bắt đầu ngồi công phu thì phải nới thắt lưng, bâu áo cho thông thả.
Nếu trời lạnh thì phải đội khăn, hoặc che khuất lỗ tai. Tư thế phải giữ lưng
cho thật thẳng chớ không nên ểnh, vì ểnh thì năng lực trong người xông ra
làm nặng đầu, cũng đừng nên khòm vì khòm lưng dễ ngủ gục. Ngồi thu xếp
xong, khẽ ấn người nghiêng bên phải, nghiêng bên trái cho mỗi đốt xương
sống cựa quậy sắp lại ngay ngắn. Vì xương sống của mỗi người thường bị
tập quán sinh hoạt làm vẹo, ít người ngay.

Giữ đầu thẳng, hai mí mắt buông xuôi, không phải mở cũng không phải

nhắm. Vì mở bị thấy ngoại cảnh, nhắm khít thì hình ảnh bên trong rọi ra.
Xong rồi thì dùng bàn tay phải đặt ngửa lên lòng bàn tay trái, để sát vào
bụng, hai đầu ngón tay cái đụng nhau, để cho điện trong thân dễ nhân lên mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.