Hoành (ngang). Đó là thuộc loại mạch Đại (to).
Hoặc nói hình thể như nói Tế, nói Vi, nói Nhược, nói Sưu (ốm), nói chằng
chịt như lưới nhện, thế là thuộc loại mạch Tiểu.
Có trường hợp nói số nhịp, hoặc nói Tật, nói Cấp, nói Xúc, nói Động, nói
Kích, nói Bác, nói Thác, nói Suyễn, nói nhảy vọt, không căn cứ, đều thuộc
loại mạch Sác.
Hoặc nói về số nhịp mà nói Hưỡn, Đợi, Kết, Thoát, thiếu khí, không đến
trước, nói ngừng tạm, ngừng lâu, nói đứt như rót cạn, đều thuộc loại mạch
Trì.
Có khi nói hiện tượng đi đến như nói Lợi (trơn), nói Dinh (đầy), nói Trác
(như mỏ chim), nói Hấp (như chim xếp cánh), nói Chương (sáng tỏ), nói
Liên Châu (tràng nhạc), nói Thế Thế Nhiên (là giảm suy), như thế tức là
thuộc hình dung loại mạch Hượt.
Có khi nói về hiện tượng đi đến như nói Khẩn, nói Trệ, nói Hành Trì (đi
chậm), nói mạch không chạm tay, nói nhịp 3-5 không đều, nói khó mà lại
tán, nói như mưa nhiểu cát, nói như dao nhẹ cắt trúc, đều là diễn tả thuộc
loại mạch Sắc.
Có khi nói về bộ vị, thì nói Cao, hoặc Điệp, hoặc Dũng, hoặc Đoan Trực
(đầu thẳng), nói Điều Đạt (suôn sẻ), nói Thượng Ngư Vi Dật (tràn lên Ngư
Tế). Như thế đều diễn tả thuộc loại mạch Trường.
Cũng có khi nói về bộ vị mà nói Ức (ức chế), nói Ty (thấp), nói Bất Cập
Chỉ (là nói không đủ dưới ngón tay). Như thế là nói loại mạch Đoản.
Có khi nói nhớm tay lên, đè tay xuống thì gọi là Khâu, Mao, Phiếm (phơi
phới) là thạnh, là nhục thượng hành (đi trên thịt), hoặc nói có khi nổi, nói
như nước trôi gỗ, nói Tệ Tệ như canh thượng phì (lình bình như thịt mỡ nổi
trên canh). Như thế đều tính theo loại mạch Phù.
Có khi cũng nói theo cách nhớm lên đè xuống mà nói Phục, nói Tiềm, nói
Kiên (cứng), nói Quá (thái quá), nói Giảm (suy), nói Hãm, nói Độc Trầm
(riêng một bộ chìm), nói Thời Nhứt Trầm (thỉnh thoảng có khi chìm), nói