CHẨN ĐOÁN HỌC Y ĐẠO - Trang 56

Nhưng chứng Thiệt có giả, còn chứng Hư không có giả. Giả Thiệt thì bệnh
chứng khó lường, phải cần xét ngoài các chứng khác và căn cứ vào mạch
tượng thì bộ mặt giả mới hiện ra. Nếu gặp chứng thuộc Hư thì chứng dù có
giả hàn, giả lợi, tướng như tượng Hư cũng khó rõ. Nhưng nếu tỉ mỉ nghiên
cứu thì hàn chỉ thuộc chứng hiện bên ngoài mà ở trong phải có phiền táo các
chứng… Dù đi tả rót nước trong, nhưng phải coi chừng bên trong quyết định
có phân cục đóng cứng. Chẳng qua chỉ nước chen chung quanh mà chảy ra.
Mạch phải Hượt, Sác, hữu lực, nhưng cùng với mạch Thiệt, chứng Thiệt
tương tự. Chẳng thà nói chứng có giả Hư, còn mạch có thể không tin được
sao! Phàm những trường hợp mạch Thiệt không có giả như thế có thể theo
chứng mà ứng. Nếu chỉ chuyên theo mạch mà tìm, không quan sát mọi
chứng, thì mạch còn có thể khó mà nói hết. Tại sao?

Trọng Cảnh nói thương hàn mạch Phù Đại, tà ở biểu, là có thể phát hạn.

Nhưng nếu Phù Đại mà dưới vùng Tim cứng, có nóng là thuộc tạng, phải
nên công, không nên phát hạn. Như thế lại không phải là mạch Phù thuộc
biểu tà, thì không nên hạn nữa. Lại nói mạch Xúc là dương thạnh nên dùng
thang Cát Căn, Huỳnh Liên, Huỳnh Cầm. Nếu mạch Xúc mà có khuyết lãnh
là có hư thoát, không cứu, không làm cho ấm thì không được. Như thế
không phải Xúc là dương thịnh nữa.

Lại nói mạch Trì là hàn, mạch Trầm là thuộc ở trong. Nếu Dương Minh

mạch Trì không sợ lạnh, cơ thể rấp rấp mồ hôi, thì dùng thang Đại Thừa
Khí. Như thế lại không phải nhất định Trì là mạch hàn.

Thiếu Âm bệnh mới mắc phải, lại phát nóng, mạch Trầm, nên dùng Ma

Hoàng, Tế Tân để phát hạn. Như thế lại không hẳn mạch Trầm là mạch của
chứng ở trong.

Đến như sách có nói bệnh chứng Hư Thiệt, quan hệ ở phân biệt mạch hữu

lực, vô lực.

X. HỮU LỰC VÔ LỰC KHÓ BẰNG CỨ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.