CHẨN ĐOÁN HỌC Y ĐẠO - Trang 57

Nhưng thử hỏi mạch cùng với chứng khác, mạch thấy rắn chắc hữu lực, mà
chứng thấy bụng đau, thích đè, ói nghịch, lạnh run. Như thế có thể căn cứ
vào mạch Thiệt mà dùng thuốc đắng lạnh để tả thiệt được không?

Mạch thấy hư nhuyến vô lực, mà chứng bụng đầy, suyễn gấp, đàm sôi.

Vậy có thể nào vì mạch Hư mà dùng Quế Phụ, Lý Trung được không?

Vả lại mạch động nhờ khí, nhưng khí động mà không giữ, không có khí

thì lạnh tự sanh. Như thế có thể nào khí nhân lạnh mới trỗi dậy được không?

Mạch hư nhuyến là tại thấp, vì thấp trệ nên không cổ động, như thế có thể

nào không nóng mà kèm theo thấp, rồi mạch nhân đàm, nhân thấp mới mềm
được không? (Mạch hữu lực phần nhiều khí lạnh, khí nóng cổ động vào bên
trong. Nhưng người nay chỉ biết khí nóng kết bên trong là thiệt, mà không
biết khí lạnh kết bên trong cũng làm thiệt. Còn vô lực thường bởi hàn thấp,
nhiệt thấp, tiêm nhiễm bên trong, nhưng người nay thì biết hàn thấp làm ra
đàm ra hư, mà không biết nhiệt thấp làm ra đàm ra thiệt. Cho nên phải đủ 4
phép vọng, văn, vấn, thiết mà quan sát để bảo đảm sự quyết định).

XI. TỨ CHẨN
Bốn phép Vọng, Văn, Vấn, Thiết là công việc tối yếu của y gia. Nếu chỉ biết
có mạch rồi lạnh cho là nóng, nóng cho là lạnh, bệnh ở biểu cho là ở lý, ở lý
cho là ở biểu, điên đảo lộn mèo, không khỏi có tổn thương đến sanh mạng.
Huống chi kinh có nói: Mạch Phù là phong, là hư, là khí, là ói, là khuyết, là
bỉ, là trướng, là đầy không ăn được, là nóng kết bên trong. Lối nói như thế
có đến hơn mấy mươi chứng. Ví nếu chẩn được mạch Phù mà không kèm
vọng văn vấn để tìm mặt thật của bệnh thì lấy đâu để định bệnh! Cho nên
người khám bệnh lành nghề, đối với bệnh bẩm phú hậu bạc, hình thể mập
ốm, nhan sắc khô nhuận, âm thanh thấp cao, tính tình cương nhu, sự ưa thích
của ăn uống và bình nhật mạch tượng lệch hay thuần, bây giờ là bệnh chứng
mới hay cũ, là trong hay ngoài, là âm hay dương, có trải qua sự phá hoại của
thầy thuốc nào không, nhất nhất đều phải nghiên cứu cực kỳ tỉ mỉ, rồi sau
mới hợp với mạch chẩn được để đoán bệnh tình, quyết định lành dữ. Nếu
quả bệnh thuộc thiệt thì mạch phải Phù, Hồng, Khẩn, Sác. Nếu mạch không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.