XIII. MẠCH DĨ ĐỘC KIẾN VI CHƠN (mạch phải lấy sắc thái thống
nhất làm chơn)
Ai hay bệnh thuộc một lý, mạch tự không hai. Nắm được chỗ yếu thì mới có
thể quyết đoán được. Nếu thấy được đến chỗ độc đáo của mạch thì mạch có
thể quyết định.
Vả chăng, nghĩa độc kiến (chỗ thấy thống nhất) không phải một. Có khi
lấy các bộ không trái nhau, có khi lấy một bộ có chút xê dịch rồi định đó là
nơi thọ bệnh mà có thể lấy đó đặt tên là độc.
Có khi lấy 5 tạng, 5 mạch đều ứng cùng hiện, mà 6 bộ 6 mạch chỉ thấy
mạch của một tạng. Đó là chỗ bệnh căn, có thể lấy đó mà riêng đặt tên.
Nghĩa chữ Độc không vượt qua như thế nên Nội Kinh luận 3 bộ 9 hậu thì
có nói chỉ đại, chỉ tiểu, chỉ tật, chỉ trì, chỉ nóng, chỉ lạnh. Nếu chỉ có mạnh là
bệnh thuộc có dư, chỉ có nhược là bệnh thuộc không đủ. Nếu chỉ hữu lực
hữu thần, mạch tuy cường cũng không phải là quá.
XIV. HỮU LỰC CẦN PHẢI HỮU THẦN
Thuần mà hòa hưỡn nhu nhược, dù mạch tuy nhược, nhưng chưa phải là
băng giá. Bởi vì nghĩa giả độc (đơn độc), giả thuần (đơn thuần) thì dễ biết,
còn chơn độc, chơn thuần thì khó tỏ. Nếu nắm được chỗ yếu để tìm cái độc
cái thuần thì được tỏ sáng. Nếu không nắm được chỗ yếu để tìm nghĩa độc
nghĩa thuần thì khó mà được vậy. Nên khéo bàn về nghĩa độc nghĩa thuần thì
đã xoắn ngay vào nguồn âm dương, căn cội khí huyết, để tìm lấy căn cội của
độc và thuần, kế đó dùng lý thuận nghịch cho phép tắc thủ hợp, và mạch lên
xuống đi đến nhịp ngừng, sẽ rõ ràng phân minh. Căn cứ vào đó thì nghĩa độc
hợp nghi, rồi sau lâm chứng chẩn đoán để tìm nghĩa độc thuần, thì nghĩa độc
hiển nhiên. Đủ biết nghĩa độc đưa đến thì độc hiện rõ ràng. Nên có khi thấy
độc hiện ở trên mà nghĩa độc lệch ở dưới. Hoặc thấy tướng độc lệch bên trái
nhưng kỳ thiệt lệch bên phải. Có khi thấy tướng độc hiện ở phủ mà lại lệch ở
tạng, thấy hiện ở biểu mà sự thiệt là lệch ở lý. Đó là nghĩa độc có thể ý hội,
nhưng không thể dùng lời diễn đạt hết.