Nếu muốn nghiệm biết bệnh mới bệnh cũ, thì cần phải thể nghiệm thần
tướng mạch và thần sắc, hễ mạch nhỏ thần sắc không mất thì bệnh mới, thần
mạch không mất mà thần sắc mất là bệnh lâu. Mạch và sắc đều mất thần là
bệnh lâu. Mạch và sắc thần đều không mất là bệnh mới.
XV. TINH TIÊU VÀ QUAN CÁCH
Tinh nghĩa là đáng lẽ bất cập mà thái quá. Tiêu nghĩa là đáng lẽ thái quá mà
bất cập, cho nên là trái với bốn mùa. Thí dụ Xuân Hạ thuộc dương, mạch tay
trái phải lớn hơn tay phải mà lại ngược lại nên tay phải gọi là tinh, tay trái
gọi là tiêu. Thu Đông thuộc âm, đáng lẽ mạch tay phải lớn hơn mạch tay
trái, mà ngược lại trái lớn hơn phải, như thế trái là tinh, phải là tiêu.
Tinh nghĩa là ngưng động không lưu thông, Tiêu nghĩa là bị rút bớt hao
mòn. Thế tức là âm dương mạch không ứng theo âm dương của mùa. Âm
dương trong thân không giao nhau nên gọi là Quan Cách.
Nên nhớ nói bốn mùa ở đây không phải chỉ hạn định mỗi mùa 3 tháng mà
phải căn cứ vào bốn khí ấm mát nóng lạnh của bốn mùa làm tiêu chuẩn nên
nói phép chẩn mạch quý ở hoạt bát, linh động. Nếu giữ chết cứng không
biến hóa thì hướng nhắm đã sai, làm sao có thể thẩm xét nghĩa độc để cầu
chơn mà tìm được cội nguồn của bệnh sao!
Hết phần triển khai phép tâm yếu.
***
Chúng tôi đã từng nói: Chỉ có thâm tâm của mỗi người mới là một guồng
máy khám phá tuyệt vời, cho nên nếu không biết gì hết về phương pháp điều
chỉnh và khám phá chính mình, chính thâm tâm mình trước mà muốn khám
phá sự vật ngoài mình là làm một việc luống công vô ích.
Biển học mênh mông, tinh thần học hỏi không những cần biết “cái như
vậy” của sự việc mà còn cần phải biết đến “cái làm sao có ra như vậy”.
Nhưng có một điều đáng tiếc, những sách thánh hiền để lại xưa nay, phần
nhiều chỉ nói về sự thể như vậy, nhưng không mấy khi nói đến làm sao có ra
sự thể như vậy. Bởi vì nếu nói hết đến chỗ làm sao có ra sự thể như vậy, tức