- Tại sao con người với bao la vô tận vốn cùng chung một thể tánh đồng
nhất không hai?
- Tại sao nhơn thân phải là tiểu thiên địa mà không thể khác?
- Nhơn thân đã là tiểu thiên địa, vậy có thể là tiểu bao la được không?
- Tại sao trước khi muốn khám phá sự vật bên ngoài, phải khám phá chính
con người mình trước?
- Vũ trụ lấy nguyên động lực từ đâu mà động?
- Quả Tim lấy nguyên động lực từ đâu mà đập?
- Tại sao chỉ có địa điểm động mạch ở cổ tay, đối với Thiết chẩn mới là
chính xác nhất?
- Tại sao mỗi tay phải chia làm 3 bộ? Mỗi bộ chia làm 3 hậu?
- Tại sao muốn đi vào Y Đạo phải vượt lên trên vòng danh lợi, oán thân
sống chết?
- Tại sao phải thuận với trật tự thiên nhiên, ngoài vòng cố chấp để tùy
duyên biến hóa?...
Và còn nhiều câu nữa có thể tùy trình độ thao thức của mỗi người mà tăng
gia. Càng thao thức lui vào chính thâm tâm của mình sâu bao nhiêu thì sự
khai mở cho trí tuệ càng rộng bấy nhiêu.
Giờ đây ta hãy thử bàn rộng ra ngoài lề khuôn sáo của Thiết chẩn mạch
học thử xem.
Đành rằng theo quy luật của mạch học đã chia nơi địa điểm ở cổ tay làm 3
ô, mỗi ô là 1 bộ. Nếu hai tay hợp lại thì ra 6 ô để ráp vào 6 ô trong thân
người, rồi dựa vào đó để làm chẩn đoán. Nhưng thử hỏi, căn cứ vào dưới
đầu ngón tay của mỗi ô để đoán định bệnh tình, vậy gặp những khi bệnh
không nằm giữa ô mà lại nằm giữa ranh giới của hai ô thì đoán bệnh thế
nào? Thí dụ: Trường hợp bệnh ở Chẽn vừng ở cuống vị, thì phải vận dụng
chẩn đoán thế nào? Thế mới biết khi học bao giờ cũng có khuôn sáo, đến khi
thực hành mà thiếu biến hóa vô cùng thì sẽ không lối thoát. Nào có khác chi
ngày xưa học cứu thương, phân châu thân ra nhiều khu vực, mỗi khu vực