đều có cách băng bó khác nhau. Nhưng khi vào thực tế thì không mấy khi
vết thương lọt hẳn giữa ô.
Lại nữa, theo quy luật đã chia thì tả Thốn thuộc Tim và Ruột non, tả Quan
là Gan và Mật, tả Xích là Thận và Bàng Quang, hữu Thốn là Phổi với Đại
trường, hữu Quan là Tỳ Vị, hữu Xích là Mạng Môn Tam Tiêu, cứ theo đó
mà quan sát. Nhưng thử hỏi bệnh Tử Cung phải chẩn ở bộ nào? Bệnh sưng
ruột thừa phải chẩn ở bộ nào? Nếu bảo là phải chẩn ở hữu Xích, vậy tại sao
phải chẩn ở hữu Xích? Thế mới biết nếu chưa định nghĩa được Tam Tiêu là
gì thì không thể giải đáp.
Lại như trường hợp Tử Cung có bướu, tại sao lại ứng ở hữu Xích, thấy rõ
ràng dưới ngón tay có hiện tượng kết cứng tùy thuộc vào bướu lớn hay nhỏ.
Nhưng khi Thận bên phải bị bệnh sạn nếu ở tuổi trẻ, ở hữu Xích cũng thấy
hiện tượng kết cứng mà lại không như hiện tượng kết cứng của bướu. Hoặc
giả không phải bệnh bướu ở Tử Cung, cũng không phải Thận bên phải có
sạn, mà thấy hữu Xích hưỡn trệ hiện xuống dưới khỏi bộ Xích, thì có thể
hoặc bị sa Tử Cung, hoặc bị trĩ nặng ở bên phải không biết chừng. Do đó
không thông cơ thể học, không rõ vị trí tạng phủ, không hội tứ chẩn, không
biết phân trên dưới trái phải để ráp vào bộ vị, hợp vào cơ quan tạng phủ mà
chỉ y cứ vào mạch học đoán mò rồi có ngày cũng đến chết người!
Cũng như phụ nữ đang lúc sắp hết kinh, bị ngoại cảm, lại giao thiệp tình
cảm với khác phái thì tự nhiên mạch hữu Xích động lên thì rồi từ đó bị nhiệt
nhập huyết thất.
Hoặc như tả Xích là ngôi của Thận và Bàng Quang nhưng khi phải chứng
táo bón lâu ngày thì tả Xích cũng thấy mạch Thiệt. Hoặc Thận bên trái có
sạn, hoặc sạn đã xuống Bàng Quang, hoặc bị chứng Kỵ Mã Ung (hạch tinh
thủy làm mủ) thì cũng đều hiện ở tả Xích. Nhưng mỗi trường hợp mỗi có
hiện tượng khác nhau. Cũng có khi bệnh trĩ nặng lệch về bên trái thì cũng
hiện ở tả Xích. Còn những trường hợp như bệnh thoát giang thì hai bộ Xích
có thể đều hiện.
Đến như tạng Gan chai (Can Tích) hay sưng (Can Ung) với trường hợp cơ
thể còn sức thì đều hiện hoặc Sác Thiệt, hoặc Trầm Kết ở tả Quan. Hoặc