có thần, hoặc thấy Trầm Vi Tế Nhược đều không phải là điều lành. Bệnh
thuộc hư, mạch phải thấy Trầm Vi Tế Nhược. Nếu thấy mạch thiếu Vị khí
hoặc thấy Hồng Đại Sác Cấp thì đều không phải là điềm lành. Xét kỹ nếu
bạo bệnh, mạch phải thấy dương, bệnh lâu ngày mãn tính, mạch phải thấy
âm. Như thế phải mạch cùng với bệnh phù hợp rồi mới cho là thuận được.
XII. HẠ CHỈ NGHI LINH HOẠT (Đặt tay phải linh hoạt)
Nhưng phép chẩn mạch đã phải dưới ngón tay thật linh hoạt, hợp với nhịp
mạch cùng ngón tay ngay chính giữa đối chọi nhau, mà cần nhất là nắm
được chỗ yếu để tìm căn bệnh. Khi chưa vào sự thật, ai mà không tự cho
mình đã tỏ rõ. Nói bộ nào mạch nào, mạch nào với tượng nào, cho đến khi
lâm chứng chẩn mạch thì đã nhận mạch Phù là phong, mà lại như Phù không
phải Phù mà cũng không phải phong. Lấy Khẩn làm hàn mà lại như Khẩn
không phải Khẩn, cũng không phải hàn. Lấy Hồng làm hỏa mà lại như Hồng
không phải Hồng, cũng không phải hỏa. Lấy Sác làm táo mà lại như Sác
không phải Sác, cũng không phải táo. Lấy Hư làm thử, lấy Nhụ làm thấp mà
lại như Hư không phải Hư, như Nhụ không phải nhụ; mà cũng không thể lấy
thử thấp mà đặt tên.
Các loại mạch như thế đã không thể phân, lại lấy 6 bộ 6 mạch phân đoán
khảo, cầu mảy may không thấu suốt.
Lại nữa, cách điều động ba ngón tay cũng phải có thủ pháp. Lệ như:
Trong khi chẩn mạch, thử chuyển ba đầu ngón tay chặn cho ống mạch
lệch ra phía ngoài theo chiều ngón cái, nếu thấy nó vẫn trả vào trong
tức là trong bụng có tích. Cố đẩy nó vào phía trong theo chiều ngón út
mà nó vẫn lệch ra phía ngoài, tức là trong mình có bệnh nóng.
Lăn ba ngón tay đẩy nó ra phía dưới về hướng bộ Xích, nó vẫn trở về
hướng bộ Thốn, tức là từ thắt lưng xuống đến chân có lạnh. Lăn ba
ngón tay đẩy nó lên hướng bộ Thốn, mà nó vẫn cứ trả về hướng bộ
Xích, thế là có chứng đầu gáy nhức.