giới không mấy ai phân định rõ được, mạch lý chẩn đoán thật phân minh mà
chỉ mò theo chứng rồi châm bừa, làm thí. Khi thành gọi là công của mình, lỡ
có thất bại thì đổ trút cho cổ nhân. Rồi vừa làm nghề, hoặc để sống, hoặc
mượn danh từ làm phước thiện, hầu đem cơ thể kẻ khác làm vật thí nghiệm
cho mình tiến thân. Thậm chí trong môi trường chánh trị cũng không khỏi lệ
này, quả là một điều đáng tiếc!
Trong Thương Hàn Luận có đoạn Trọng Cảnh viết: “Phụ nữ bị bệnh
thương hàn xâm nhập vào Tử Cung thì nên cho Tiểu Sài Hồ, bao giờ thấy
uống thang này không thấy khỏi thì châm hai huyệt Kỳ Môn của kinh Gan,
lại cho thang Tiểu Sài Hồ, lập tức hết”. Chuyện này quả đúng như thế, chính
chúng tôi đã chứng thực thông qua. Nhưng đã là bệnh Thương Hàn nhập vào
Tử Cung mà lại dùng thang Tiểu Sài Hồ của Thiếu Dương Tam Tiêu đến khi
không khỏi mới châm huyệt Kỳ Môn của Gan như thế nghĩa là gì? Nghĩa là
trong chỗ không lời, Trọng Cảnh muốn nói lên cho người sau biết bộ phận
Tử Cung là nơi hội ngộ của Thiếu Dương và Khuyết Âm, nên khi cho thang
Tiểu Sài Hồ không khỏi là phải lập tức ngăn không cho tà khí xâm nhập vào
Khuyết Âm, kìm giữ ở Thiếu Dương, rồi cho thang Tiểu Sài Hồ lập tức khỏi
là lẽ dĩ nhiên. Thế mới biết ngôn ngữ của cổ nhơn thật là hàm súc, hiểu biết
của cổ nhân thật là quán xuyến!
Đối với bệnh tật hoặc châm, hoặc cứu, hoặc biếm, hoặc thạch, hoặc án
ma, hoặc đạo dẫn, hoặc luyện tập, hoặc tĩnh tâm, hoặc ăn uống sinh hoạt,
hoặc thuốc men đâu đấy đều có lý do khít khao tương xứng. Nếu ai có đọc
thiên “Dị Pháp Phương Nghi” của Nội Kinh do chúng tôi san định
dịch, chú giải, bình luận thì đủ rõ. Chứ không như lối chữa bệnh ngày nay
không cần biết là cái gì, tại sao. Hễ cứ thấy bệnh là áp vào chữa, dù châm
cứu hay thuốc men cũng chỉ nhắm vào chứng theo kiểu viên đạn thần. Như
thế bảo sao tinh thần học hỏi không càng ngày càng suy bại!
Lại nữa, đối với hệ thống tạng phủ, cơ thể có 6 danh từ người xưa nói một
cách ngắn gọn là Thái Dương, Dương Minh, Thiếu Dương, Thái âm, Thiếu
âm và Khuyết Âm. Sáu danh từ này được chia làm 2 loại là thủ và túc. Thế
rồi từ đó về sau, người đời nối thêm chữ kinh để gọi cụ thể là 6 kinh. Nhưng