gặp năm Nam chánh thì khởi bằng Tý mà ở ngôi Ngọ của bàn tay địa chi.
Nếu là Bắc chánh cũng khởi bằng Tý mà ở ngôi Sửu của bàn tay địa chi, cả
2 đều đếm ngược chiều với bàn tay địa chi. Hễ tới một bực (phía ngón trỏ) là
thuộc bộ bên trái, lui một bực (phía ngón vô danh) là thuộc bên phải, ở giữa
là thuộc cả 2 bên.
Thí dụ: Năm Giáp Tý thì Giáp làm Nam chánh, Tý là đầu mối mà phải
khởi ở ngôi Ngọ, thế là 2 bộ Thốn đều không ứng.
Năm Ất Sửu, Ất là Bắc chánh thì phải khởi bằng Tý mà ở ngôi Sửu, và
đếm ngược chiều thì ngôi Sửu lại nằm ở chót lóng gốc ngón vô danh. Tức là
ngôi Tý của bàn tay địa chi, thế là năm Ất Sửu hữu Xích không ứng.
Năm Bính Dần cũng thuộc Bắc chánh, cũng theo nguyên tắc Bắc chánh
mà đếm thì Tý, Sửu rồi Dần. Thế là đúng ngay đầu ngón vô danh thuộc ngôi
Mùi của bàn tay địa chi, là hữu Thốn không ứng.
Nói không ứng nghĩa hễ năm Nam chánh mà người bệnh ngồi quay mặt
về hướng Bắc thì ngôi vị bình thường của nó sẽ hơi chìm đi. Nếu đổi quay
mặt lại hướng Nam thì mạch bình thường ngôi vị hiện rõ. Nếu là năm Bắc
chánh, để người bệnh ngồi quay mặt về hướng Nam cũng không ứng, đổi lại
hướng Bắc thì ứng. Do đó thái quá bất cập đều có thể biết.
Có bài kệ sau đây:
Giáp Kỷ vi Nam chánh, kỳ dư giai vi Bắc chánh
Tam chỉ lục tiết định tam quan
Nam khởi Tý nhi đoan tại Ngọ
Bắc khởi Tý nhi đoan tại Sửu
Nhị giả, giai tùng nghịch số hành
Tấn nhất tắc tả, thối nhất tắc hữu.
Cứ nhìn kỹ bản đồ 2 bàn tay dưới đây thì rõ