CHÂN LẠP PHONG THỔ KÝ - Trang 115

[60]

LH đã chú thích như sau: “Nguyên văn: Nhị hình nhân là đàn bà làm

hai nghề, có nghĩa là gái giang hồ. Có thuyết lại cho là kẻ ái nam ái nữ. Ông
Paul Pelliot dịch là Mignon: kẻ được thương mến, hãnh thần, long dương
của Vua, Chúa”.

[61]

Bản dịch của LH, “…Vái cho con sau này thành vợ của trăm và ngàn

người chồng”!

[62]

Bản dịch của JM không có câu kế tiếp như sau trong bản dịch của

LH: “Người ta gọi lễ đó là Trận-Thảm (Tchen-T’an)”. Có thể JM không
hiểu rõ nghĩa tên gọi lễ này nên đã bỏ qua, không dịch câu này, ND.

[63]

Bản dịch của LH, “…tương đương với Tháng Tư của Trung Hoa”

đúng theo nguyên bản chữ Hán, xem phần giới thiệu về công dụng xác định
niên lịch chính xác hơn của tác phẩm Chân Lạp Phong Thổ Ký này, nơi
phần giới thiệu trên cùng của người dịch.

[64]

Tạ Trung Hoa, chú của người dịch.

[65]

Bản dịch của LH ghi, “Cùng có người cho các cô gái nghèo tiền sở

phí cuộc lễ Trận Thảm và người ta gọi đó là “thực hành một việc tốt đẹp.

[66]

Bản dịch của LH, “…có khi nhiều hơn mười có khi ba hay bốn

tượng”.

[67]

Bản dịch của LH theo nguyên văn chữ Hán như sau: “Những gì tôi

trông thấy diễn ra trong đêm thứ sáu, Tháng Tư năm Đinh Dậu (Ting-yeou),
niên hiệu Đại Đức (Ta-to) (nhằm ngày 28 Tháng Tư D.L., 1297).

[68]

Bản dịch của LH ghi, “Trong lễ cưới, dù tục lệ có điểm tặng hàng

lụa, đó là một hình thức không quan trọng, nhiều kẻ ăn ở với nhau trước rồi
mới cưới sau, phong tục không cho đó là điều xấu hổ, không đáng ngạc
nhiên.

[69]

Câu này trong nguyên bản nằm bên dưới, JM có thể rút lên trên để

dịch để giữ cho ý tưởng được liên tục, ND.

[70]

Theo LH, “Chàng” là tiếng người Tàu gọi theo lối phát âm của người

Miên. Đây là giống dân trên núi phía Tây Biển Hồ.

[71]

Các từ ngữ là chữ được dùng để chỉ các súc vật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.