JM bỏ, không dịch một đoạn các từ ngữ thông dụng trong tiếng Căm
Bốt, được ghi trong bản dịch của LH như sau: “Một gọi là mai (mei), hai:
biệt (pie), ba:ti (pei), bốn: ban (pan), năm: bột giám (po-lan), sáu: bột giám
mai (po-lan-mei), bẩy: bột giám biệt (po-lan-pie), tám: bột giám ti (po-lan-
pei), chín: bột giám ban (po-lan-pan), mười: đáp (ta), cha: ba-đà (pa-t’o),
mẹ: mề (mi), cô, dì, và láng giềng có tuổi đáng kính trọng cũng gọi là mề
(mi), anh: ban (pang), chị cũng gọi là ban (pang), em: bồ ôn (pou-wen), cậu:
ngật lại (K’I-lai), chồng của cô cũng gọi là ngật-lại (K’i-lai).
Dịch giả Lê Hương có ghi lại một chú thích thú vị khi dịch đoạn về ngôn
ngữ này như sau: “Tác giả [Chu Đạt Quan] phiên âm đúng như tiếng Miên.
Khi chúng tôi dịch ra theo lối phát âm chữ Nho thì sai bét, nhưng vì cần
phải giữ y nguyên văn nên vẫn để như thế, xin quý vị coi những chữ phiên
âm theo Việt ngữ: một: mui, hai: pi, ba: bây, bốn: buôn, năm: pram, sáu:
pram-mui, bảy: pram-pi, tám: pram-bây, chín: pram-buôn, mười: đốp, cha:
patau, mẹ: mê, anh: bon, em: bon-ôn, cậu: Khlai.”
Tác giả đưa ra các thí dụ, đối chiếu thứ tự từ của Căm Bốt với thứ tự
từ trong tiếng Hán, JM không dịch đoạn này, được ghi trong bản dịch của
LH như sau: “… ví như chúng ta nói: “người này là của Trương Tam
(Tchang-San) đứa em” thì họ nói “bồ-ôn (pou-wen) Tchang-San”: Em của
Trương Tam; “người này là của Lý Tứ (Li-Sseu) ông cậu”, họ nói: “ngật lại
(K’i-lai) Li Sseu”: cậu của Lý Tứ. Ví dụ khác, họ gọi nước Trung Hoa là
“Bị thế” (Pei che), ông quan là “ba-đinh” (pa-ting), nhà học giả là “ban-cật”
(pan-k’i). Nhưng khi gọi “một ông quan Trung Hoa” thì họ không nói “Pei-
che pa-ting” mà nói “pa-tinh Pei-che”, để gọi “một nhà học giả Trung Hoa”,
họ không nói “Pei-che pan-k’i” mà nói “pan-k’i Pei-che”, thường thường họ
nói như vậy. Đây là những nét đại lược.”
Người Hồi ở Tân Cương, Trung Hoa, ND.
Về câu này, bản dịch của LH như sau: “Tôi [tác giả Chu Đạt Quan]
nghe nói ở Giả Tiên Hải Nha (Asan-qaya) những chữ đọc gần giống chữ
Mông Cổ, chỉ có hai hoặc ba chữ không phù hợp với nhau mà thôi.”
JM tính theo nghi lễ Đầu Năm bây giờ và đổi thành Tháng Ba Trung
Hoa là không đúng, trong nguyên bản viết là Tháng Mười như bản dịch của