LH dưới đây, ND.
Đoạn này được dịch sát nguyên bản Hán tự và chú thích bởi dịch giả Lê
Hương như sau: “Những người này luôn luôn dùng Tháng Mười của Trung
Hoa làm tháng thứ nhứt của họ. Tháng ấy gọi là Giai Đắc (Kia-to). Chú
Thích của LH: Tác giả [Chu Đạt Quan] ghi đúng theo giọng nói của người
Miên, Kiato là Katik: Tháng Mười. Chúng ta dịch theo chữ Nho không có
nghĩa gì cả. Ngày nay người Miên làm lễ Đầu năm vào giữa Tháng Tư
dương lịch, không còn giữ tục lệ cũ nữa.
Ngai-lan, có nghĩa là nhảy múa?
Tuần Ấn Độ trong đó mỗi ngày được đặt tên theo một trong các hành
tinh.
Mười hai dấu hiệu của điềm tốt.
Trong nguyên bản không có câu này, dịch giả JM nhiều phần đã thêm
câu này vào để giải thích cho xuôi tai nửa đoạn dịch kế tiếp, xem phần so
sánh với bản dịch của LH bên dưới, ND.
Bản dịch của LH ghi: “Có hai ngày trong tuần thật tốt, ba ngày bình
thường, hai ngày thật xấu”. Cả hai bản dịch của JM và LH có phần không
đúng, vì trong nguyên bản câu này ghi rõ như sau: “hữu lưỡng nhật tối cát,
tam nhật bình bình, tứ nhật tối hung, …” dịch sát nghĩa: “có hai ngày tốt
nhất, ba ngày bình thường, bốn ngày xấu nhất”. LH dịch ở đầu câu là “trong
tuần” (mà trong nguyên bản không thấy có chữ chỉ “tuần” trong câu này),
nên có thể đã chỉ nghĩ về số lượng ngày trong tuần thời nay là bảy, vì thể,
đã giảm “tứ nhật tối hung” thành “hai ngày thật xấu”, cho vừa con số bẩy
ngày!!! Mặt khác, JM cũng có phần sai lạc, vì Trung Hoa đã chấp nhận tuần
gồm 10 ngày từ thời nhà Đường (thế kỷ thứ 7–9), vì thế một tháng có 3 tuần
là thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. Mãi đến năm 1912, khi thành lập
Trung Hoa Dân Quốc, Trung Hoa mới chính thức chấp nhận lịch với tuần 7
ngày, nhưng lại gọi Ngày Thứ Hai (Monday) là Ngày 1 (Tinh Kỳ 1), do đó
Chủ Nhật là ngày thứ 7 (Tinh Kỳ 7). Trong khi đó các ngày trong lịch