ồ ạt kéo vào miền Nam thì việc đụng đầu với chúng là lẽ đương nhiên. Hơn
nữa Dầu Tiếng có vị trí chiến lược quan trọng nếu bị ta tiến công, địch buộc
phải tăng viện bằng đủ mọi cách đường bộ, đường không, bằng lực lượng
quân ngụy và Mỹ. Khi tình hình gay cấn, quân Mỹ là chủ yếu không để mất
Dầu Tiếng. Trường hợp xảy ra tình huống này thì phương án đánh viện là
quân ngụy như đã kể trên sẽ chuyển sang đánh viện là quân Mỹ, khác chăng
chỉ là sự điều chỉnh lực lượng, điều chỉnh trận địa tiến công, phục kích, tập
kích cho phù hợp với diễn biến cụ thể.
Trong nội dung quyết tâm chiến dịch chúng tôi có tính đến tình huống
quân Mỹ nống ra đường 13, đường 16; mở màn chiến dịch có thể là một
trận đánh Mỹ trên đoạn đường từ Bầu Bàng đến Bầu Lồng (ngã ba đường
vào Dầu Tiếng) chứ không nhất thiết là trận tiến công quận lỵ Dầu Tiếng.
Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong cuộc đời chiến đấu
của tôi, một chiến dịch phải song song chuẩn bị hai phương án chiến đấu,
hai cách đánh với hai đối tượng, trong đó, phương án đánh ngụy tương đối
thuận lợi vì mục tiêu, nhiệm vụ đối tượng, được giao rõ ràng và cụ thể, còn
phương án đánh Mỹ tuy yêu cầu rất nghiêm túc, khẩn trương nhưng khó có
điều kiện để hoạch định, vì tất cả mới chỉ là định hướng trên cơ sở phán
đoán mà phán đoán thì có rất nhiều khả năng xảy ra hoặc không xảy ra.
Mãi đến ngày 8 tháng 11, khi Trung đoàn 1 vận động phục kích diệt một
tiểu đoàn thuộc lữ đoàn dù 178 Mỹ trong lúc chúng hành quân càn quét
vùng Đất Cuốc thuộc khu vực Chiến khu Đ, thì khả năng đương đầu với
quân Mỹ không còn ở mức phán đoán nữa. Đã có cơ sở thực tế để nêu công
việc phải làm. Chúng tôi đã tính chuyện điều Trung đoàn 1 từ đông đường
16 về đứng trong đội hình sư đoàn để ứng phó với tình huống phức tạp đang
đến gần.
Ngày 10 tháng 11, trong khi sư đoàn đang tiếp tục hoàn chỉnh lần cuối
kế hoạch chiến đấu thì được tin trinh sát sư đoàn, cơ sở binh vận của tỉnh ủy
Bình Dương báo gấp có hai tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 3, sư đoàn 1 “Anh cả