cách đây bốn ngày để nắm ý đồ và hình thái đóng quân của chúng; đồng
thời toàn sư đoàn cũng chuẩn bị chuyển dịch đội hình về hướng này.
Đúng như nhận định của trên, từ đầu tháng 2 năm 1966, địch chuyển
trọng tâm hoạt động sang mũi tên thứ hai - bắc, đông bắc Sài Gòn, thuộc địa
bàn đứng chân của Sư đoàn 9.
Từ đây chúng tôi mới thực sự bước vào thực hiện kế hoạch quân sự của
Bộ chỉ huy Miền chống lại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất
với mục đích “tìm diệt” mà tướng Oét-mo-len, tư lệnh quân đội viễn chinh
Mỹ ở Nam Việt Nam cho rằng bây giờ mới là thời điểm để thực hiện(2).
(2) Các biện pháp chiến lược của Mỹ đã thực hiện trong cuộc chiến
tranh xâm lược miền Nam Việt Nam: Biện pháp chiến lươc “tìm diệt” áp
dụng từ khởi đầu chiến lược “chiến tranh cục bộ” đến hết mùa khô lần thứ
nhất, biện pháp chiến lược “hai gọng kìm” được áp dụng từ cuộc phản công
chiến lược “quét và giữ” được Abram thay Oét mo-len đề xướng áp dụng từ
Xuân 1968. Các biện pháp chiến lược quân sự của Mỹ nhằm hai mục tiêu
cơ bản: tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng và giành dân, chiếm đất.
Mở đầu của mũi tên thứ hai bắn sang hướng bắc, đông bắc là cuộc hành
quân mang tên “Đá lăn” vào giữa tháng 2 năm 1966.
Đây là cuộc hành quân nằm trong kế hoạch chung của cuộc phản công
chiến lược, là mũi trọng yếu trong hai mũi tên ở miền Đông Nam Bộ, nhằm
mở rộng kiểm soát đường 7, chia cắt chiến khu Đ, “bình định” khu vực
Bông Trang - Nhà Đỏ, Bình Mỹ, giải tỏa áp lực của ta ở bắc Sài Gòn. Từ
mục đích có ý nghĩa chiến dịch này, tướng Oét-mo-len phải điều lữ đoàn 1
(sư đoàn bộ binh số 1), hai chi đoàn thiết giáp, một tiểu đoàn Úc vào cuộc
hành quân. Ngoài ra địch còn đưa một tiểu đoàn công binh đi trước làm
đường tỉnh lộ 2 Bình Dương - Phước Vĩnh, nhằm mở rộng vùng kiểm soát,
uy hiếp các vùng giải phóng của ta.