CHẶNG ĐƯỜNG MƯỜI NGHÌN NGÀY - Trang 172

Ngày 22 tháng 2, địch bắt đầu đổ quân xuống khu vực Bình Cơ, Bà Đá,

Ván Hương đánh vào chiến khu Đ.

Bộ Tư lệnh Sư đoàn 9 không bất ngờ trước hành động của địch.

Chúng tôi càng thấy tính nghiêm túc của nhiệm vụ được giao.

Chiến khu Đ với trung tâm lúc đầu là vùng Đất Cuốc ngày càng được

mở rộng bao gồm phần đất ở đông quốc lộ 13, bắc quốc lộ 20 (sau đó được
gọi là khu A), có độ cao trung bình một trăm mét. Chiến khu Đ ở vào vị trí
lưng dựa cuối cùng của tất cả các chiến khu miền Đông và là chiếc cầu nối
B2 với đường mòn Hồ Chí Minh, rất thuận lợi cho ta mở hành lang chiến
lược, bố trí kho tàng, tập trung cơ động lực lượng. Nơi đây vừa có thể đứng
tự nhiên vững chắc, vừa có thể đánh thẳng vào đầu não địch.

“Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất”, đó là điều kẻ thù lo sợ nhưng không

sao tránh nổi.

Phải đánh bại âm mưu địch! Đó là điều khẳng định. Cái khó nêu ra chỉ

để suy nghĩ, tìm biện pháp khắc phục. Đó là điều chúng tôi thống nhất trong
buổi họp ban đầu, khi cuộc hành quân của địch bắt đầu trở thành hiện thực.

Kẻ địch đang còn sung sức, kèm theo cả cay cú khi bị thua trong đợt

phóng mũi tên thứ nhất vào hướng tây, tây bắc Sài Gòn, nên càng hung
hăng. Chúng có đầu óc thực tế, chịu rút kinh nghiệm sau thất bại trận Bầu
Bàng, sau cuộc hành quân “Cái bẫy”(3). Lực lượng dồn vào cuộc hành quân
“Đá lăn” gồm mười ba tiểu đoàn (ít hơn năm tiểu đoàn so với cuộc hành
quân “Cái bẫy”), nhưng thủ đoạn thì xảo quyệt hơn nhiều. Điều này thấy rõ
trong quá trình chuẩn bị, hình thành thế bố trí.

(3) Ngày 8/1/1965, tướng Oét-mo-len huy động trên một vạn quân thuộc

sư đoàn bộ binh số 1 “Anh cả đỏ”, sư đoàn bộ binh số 25 “Tia chớp nhiệt
đới” cùng với 200 máy bay, 600 xe quân sự, 100 khẩu pháo yểm trợ mở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.