cuộc hành quân “Cái bẫy” đánh vào bắc huyện Củ Chi, Hố Bò (Bến Cát)
nằm trong khuôn khổ mũí tên thứ hai đánh ra hướng tây, tây bắc Sài Gòn.
Ngày 15 tháng 2, lực lượng địch nống ra đóng quân dã ngoại ở sở Cao
su Nhà Đỏ(4) trong khu tam giác Lai Khê - Phước Vĩnh - Tân Uyên kẹp
đầu mút đường 16 nối với tỉnh lộ số 2 (Thủ Dầu Một - Đồng Xoài).
(4) Khi Pháp lập đồn điền cao su ở đây có xây dựng một căn nhà cho
bọn quản lý giúp việc chủ ở. Ngôi nhà gạch lợp ngói đỏ nổi bật trong một
khu vực rừng cây âm u, quanh đó chỉ là những túp lều, lán trại xiêu vẹo, lợp
đủ thứ cỏ cây tạm bợ. Dân phu trong vùng theo màu sắc mà gọi là nhà đỏ,
sau thành tên địa hình, mặc dầu đến nay ngôi nhà đó không còn nữa.
Địch ra xa căn cứ đóng dã ngoại dễ đánh! Nhưng đánh vào đâu và kế
hoạch cụ thể thì chưa có câu trả lời dù chỉ là chung chung, vì địch ngày hoạt
động nống ra càn quét, đêm co về không cố định ở đâu.
Để trả lời câu hỏi trên, sau khi thống nhất công việc trong Bộ tư lệnh Sư
đoàn, tôi và anh Thế Bôn đến tận nơi khảo sát, mất hàng tuần vẫn chưa phát
hiện được địa điểm đóng quân cố định của địch là đâu. Phải chăng sự kiện
Bầu Bàng được lặp lại ở đây? Nhưng ngày ấy - như trên đã trình bày cùng
bạn đọc - chỉ qua một đêm là chúng tôi phát hiện ra chúng. Còn ở đây cũng
thế, ngày địch càn quét đánh phá khu vực xung quanh như Cống Xanh,
Bình Mỹ, đồng thời yểm trợ cho hai tiểu đoàn công binh làm đường, đêm
rút về đóng dã ngoại bên dòng suối Bông Trang, cụ thể ở điểm nào thì chưa
rõ.
Không có phép thuật nào, nhưng quả là địch xảo quyệt. Chúng tôi không
nản, bằng nhiều cách tổ chức bám sát theo dõi, cũng phải mất mười lăm
ngày mới tìm được mục tiêu. Đêm địch co cụm vẫn trong khu vực Nhà Đỏ -
Bông Trang, nằm ở đầu đường 16 nối với tỉnh lộ số 2. Điểm đóng quân dã
ngoại của địch được chia thành cụm hình vòng, liên kết với nhau được sự
chi viện hỏa lực của pháo binh và không quân nếu bị đối phương tiến công.