trung lực lượng ưu thế vào từng khu vực. Lúc này lực lượng ta có hạn mà
phải đồng thời làm nhiều nhiệm vụ quan trọng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ngoài tập trung lực lượng mở chiến dịch tạo thế, đón thời cơ mới, còn phải
dành lực lượng hỗ trợ, kiềm chế quân địch, đánh địch lấn chiếm bảo vệ
vùng giải phóng, còn phải dành lực lượng hỗ trợ nhân dân nổi dậy chống
bình định. Không thể quá nặng nhiệm vụ này, coi nhẹ nhiệm vụ khác, mà
phải cân đối, hỗ trợ nhau trong một kế hoạch hoạt động chung. Đánh Bù
Đăng, Bù Na trước là để có lực lượng giữ khu vực đường Bảy Ngang vừa
bảo vệ vùng giải phóng tây bắc Sài Gòn, vừa kiềm chế lực lượng quân đoàn
3 ngụy, không cho chúng tự do tung hoành, chi viện nơi này nơi nọ, trước
hết để ta rảnh tay diệt chi khu Bù Đăng. Mặt khác tiến công giải phóng khu
vực Bù Đăng, mục tiêu nhỏ, ta không cần nhiều lực lượng mà vẫn đảm bảo
chắc thắng, có khả năng thu nhiều chiến lợi phẩm, vũ khí, đạn dược (nhất là
loại đạn pháo cỡ lớn ta đang thiếu), có thêm tiềm lực quay lại tiến công tiếp
Đồng Xoài.
Phải dứt điểm nhanh gọn, đó là yêu cầu, là mệnh lệnh của cấp trên. Bởi
dứt điểm không nhanh gọn, kéo dài dễ dẫn tới những phức tạp nảy sinh
trong tình hình không đáng có. Nhưng làm thế nào để thực hiện được yêu
cầu này trong khi các yếu tố bất ngờ không còn nữa, trong khi Đồng Xoài là
vị trí hiểm yếu của khu vực bắc Sài Gòn, được địch phòng thủ vững
chắc(8).
(8) Đồng Xoài là căn cứ khá lớn, nằm trên một dải đồi thấp kiểm soát
được bốn phía; chiều dài khoảng sáu trăm mét. chiều rộng khoảng ba trăm
mét, án ngữ một đầu mồi giao thông chiến lược ở miền Đông Nam Bộ. Lực
lượng phòng giữ Đồng Xoài có khoảng 1.300 tên, nòng cốt là tiểu đoàn 341
bảo an. Có bốn khẩu pháo 105 ly và 155 ly. Quanh căn cứ có 6 đến 11 lớp
rào kẽm gai. các loại mìn chống tăng và chống bộ binh. Trong căn cứ có
hơn 500 lô cốt, ụ súng chiến đấu. Ở phía nam và đông bắc có tường bao đắp
đất dày hơn ba mét, cao khoảng tám mươi phân.