CHẶNG ĐƯỜNG MƯỜI NGHÌN NGÀY - Trang 382

Địch có thể dựa vào hệ thống công sự và hỏa lực tự có chống trả các

cuộc tiến công của ta và được sự chi viện của nhiều lực lượng trên nhiều
hướng: ở Phước Vĩnh có chiến đoàn 8 (sư đoàn 5); Bầu Bàng, Bến Cát có
chiến đoàn 7, chiến đoàn 9 (sư đoàn 5); Chơn Thành có liên đoàn biệt động
quân; thị xã Bình Dương (Thủ Dầu Một) có hai trung đoàn của sư đoàn 18;
trận địa pháo 175 ly ở Phước Vĩnh, không quân chiến thuật sân bay Biên
Hòa, Tân Sơn Nhất đều có kế hoạch sẵn sàng chi viện.

Tôi trình bày những suy nghĩ của mình trong buổi họp Đảng ủy và Bộ tư

lệnh Quân đoàn. Những người tham dự thảo luận sôi nổi, và nhấn thêm: Về
chiến lược, địch đang bị căng kéo trên phạm vi toàn chiến trường, nên
không có lực lượng lớn chi viện cho đường 14; về chiến dịch, địch chưa
phát hiện được lực lượng và ý đồ chiến dịch của ta; về chiến thuật, ta giải
quyết tốt vấn đề tiến công chi khu bằng bộ binh, bằng pháo mang vác.

Cuối cùng chúng tôi đã thống nhất một phương án, trước hết Quân đoàn

cho hướng thứ yếu (Bù Đốp lưu vong) nổ súng trước nhằm:

Một là, vừa củng cố vừa mở rộng bàn đạp để tiến công địch từ hướng

nam lên, đồng thời tạo thế đứng chiều sâu phía sau của ta sẵn sàng đối phó
với tình huống bất trắc khi chuyển sang hướng chủ yếu đánh Đồng Xoài.

Hai là, khai thác triệt để sự phán đoán lạc hướng của địch, cho rằng đối

phương không đủ sức tiến công Phước Long - Đồng Xoài; rằng “tình hình
Phước Long sôi động nhưng đó không phải là trọng điểm tiến công của Việt
cộng, trọng điểm vẫn là Tây Ninh”(9). Đây cũng là nhân tố khách quan, cần
khai thác tạo yếu tố bất ngờ.

(9) Báo cáo của tướng Dư Quốc Đống, tư lệnh quân đoàn 3 ngụy trong

cuộc họp tướng lĩnh ngày 17/2/1974 do Trần Thiện Khiêm, thủ tướng ngụy
quyền Sài Gòn chủ trì bàn cách đối phó với ta trong mùa khô 1974 - 1975.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.