nghĩa trang Vagancovxki rồi gã còn bảo tôi rằng gã có dựng trên mộ phần
một bia tưởng niệm đề chữ trên một mặt thế này: “Nơi đây an táng cái chân
của viên bí thư hội đoàn Lebedev”, mặt bên kia ghi: “Hỡi nắm tro tàn yêu
dấu, hãy nghỉ yên chờ đến một ngày sống lại”.
rằng hàng năm, gã đều về Moskva, đến nấm mồ đó để đọc kinh cầu hồn
cho cái chân (thế này mới thật là phạm thượng). Để chứng tỏ là thật, gã còn
dám mời tôi lên Moskva để chỉ cho tôi xem ngôi mộ đó, thậm chí xem cả
khẩu đại bác đã bắn gãy chân gã, khẩu súng tịch thu được của quân Pháp và
hiện lưu giữ tại điện Creml. Gã còn cam đoan với tôi rằng đó là khẩu đại
bác thứ mười một kể từ cổng vào, một kiểu súng cổ của Pháp.
– Thế mà gã vẫn còn hai chân nguyên vẹn trông rõ mồn một chứ! -
Hoàng thân cười ngất. - Tôi đoan chắc với ông rằng đây chỉ là một chuyện
đùa vô hại. Đừng giận làm gì.
– Thưa ngài, xin cho phép tôi được bày tỏ ý kiến về vụ hai chân còn
trông rõ mồn một của gã. Chuyện gã nói cứ giả sử cũng không phải là hoàn
toàn phịa. Gã có cho biết rằng gã có một chiếc chân giả do Trernoxvitov
chế ra.
– Ồ, vâng. Người ta có bảo rằng đeo chân giả Trernoxvitov vẫn có thể
khiêu vũ được.
– Thưa ngài, tôi biết rõ điều đó lắm chứ. Vì lúc Trernoxvitov vừa sáng
chế ra loại chân đó xong, việc đầu tiên là у chạy ngay đến khoe với tôi.
Nhưng mãi sau này у mới chế được loại chân đó cơ. Đằng này, gã Lebedev
còn quả quyết với tôi rằng người vợ quá cố của gã đã sống suốt đời bên gã
mà không hề biết chồng lại mang một chân giả. Lúc tôi bảo chuyện đó sao
mà điên rồ quá sức, thì gã trả lời rằng: “Nếu ông đã từng là kẻ hầu cận cho
Napoleon vào năm 1812, thì ông cũng để cho tôi được chôn chân tôi tại
Vagancovxki với chứ!”.
– Nhưng, thật ra thì ông có… - Hoàng thân lúng búng nói trong nỗi bối
rối.
Ông tướng ngạo nghễ nhìn chàng với vẻ chế giễu. Ông đãi dài giọng: