lại có lần nhà hàng xóm trồng cà chua mang một thúng cà sang cho. Tất cả
những sự việc đó đã trở thành những tình tiết trong câu chuyện Chàng trai
vườn nho.
Vốn dĩ nhà chị có một con dê đen nhưng sau khi chị sinh đứa thứ hai đã
làm thịt con dê để bồi bổ. Tôi nhớ lúc đó tôi đã hỏi vì sao chị có thể nấu con
dê do chính mình nuôi để làm thuốc được. Chuyện này đã được biến thành
câu chuyện ông định bắt Jin Pal để ăn ngày cuối hè. Bắt lợn và giết lợn
ngay tại đình làng là một hoạt động vô cùng nhộn nhịp, được hân hoan chào
đón ở nhà quê. Chị tôi không hề biết, cứ tưởng là có gì vui bèn đi theo
chồng, rồi phải tận mắt chứng kiến cảnh giết mổ ấy. Chị sợ hãi vô cùng,
phải bỏ chạy thục mạng. Tôi cũng đã đem câu chuyện này vào truyện.
Chi tiết bà mẹ làm ầm lên, bắt con phải xuống Kim Cheon bằng bất cứ
giá nào, dẫu sao tôi cũng thấy hơi quá đáng. Đó là một quyết định gấp gáp
không kịp suy nghĩ mà chính bà cũng không nhận ra.
Trong lúc gia đình tôi còn khó khăn, run rủi làm sao nhà tôi có được mấy
trăm hecta đất rơi vào tay, nhưng không may sau đó nó lại rơi vào tay người
khác. Mặc dù khi đó mảnh đất ấy thuộc vùng thung lũng Kang Won hiểm
trở, khó ai sống được ở đấy, nhưng tôi cũng khó mà kiềm lòng được. Giá
như nó được trao vào tay tôi, tôi sẽ không ngoảnh đi và thế nào cũng dốc
sức làm nông rồi. À không, có thể sẽ khác. Bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi vẫn
thấy tiếc đứt ruột vì mảnh đất có nhà người hàng xóm ở đấy. Sau này có dự
án làm sòng bạc Kang Won Casino nên giá đất tăng lên ào ào.
Nếu ta có thể thông cảm và thấu hiểu cho người mẹ bị mờ mắt khi nghe
đến chuyện đất đai và được thừa kế đất trong tác phẩm này thì tốt biết bao.
Bà đã sống một quãng đời cơ cực nên rất khát khao được bù đắp dù chỉ là
một chút.
Hình ảnh người mẹ phải làm nhân viên thu ngân ở siêu thị đã làm thay
đổi suy nghĩ của Ji Hyeon chính là mẹ tôi, dù tôi không đi làm mà chỉ ngồi
nhà làm công việc mình yêu thích là viết văn, nhưng mẹ chẳng trách cứ tôi
một lời nào.