lãnh đạo đã đàm phán ký kết một thỏa thuận với người Anh và dẫn đến kết quả
Mã Lai giành được độc lập vào ngày 31/8/1957.
Không được phép tham gia
hoạt động chính trị vì là một công chức, Mahathir không đóng một vai trò đáng
kể nào trong những sự kiện này. Nhưng không lâu sau ngày độc lập, Mahathir từ
bỏ công việc nhà nước, mở một phòng mạch tư tại Alor Setar, lấy tên là Phòng
khám MAHA, và bắt đầu xây dựng một nền tảng chính trị. Trong thời gian ông
thực hiện những ca phẫu thuật nhỏ và khám bệnh tận nhà theo yêu cầu,
ông
trở nên rất quen thuộc với nông dân Mã Lai địa phương. Họ hóa ra lại là những
người bỏ phiếu cho ông vào năm 1964 khi ông giành được một ghế trong quốc
hội.
Mahathir tạo dựng tên tuổi cho chính mình bằng cách đấu tranh cho những
vấn đề công lý của người Mã Lai nhưng con đường ông đi tới vị trí cao nhất
trong chính giới Malaysia, trớ trêu thay, lại lên rất nhanh từ kết quả nhiều sự
kiện tai họa mà ban đầu ngỡ như sẽ chấm dứt sự nghiệp của ông. Trong cuộc
tổng tuyển cử năm 1969, Mahathir mất chiếc ghế của mình trong quốc hội một
phần bởi vì các cử tri người Hoa phản đối ông với lý do ông quá thẳng thừng
bảo vệ cho người Mã Lai. Thất bại của Mahathir chỉ là một phần của tình cảnh tỉ
lệ ủng hộ dành cho UMNO và Thủ tướng Malaysia kiêm lãnh đạo UMNO
Tunku Abdul Rahman sụt giảm mạnh hơn.
Cộng đồng người Mã Lai, những
người kỳ vọng sẽ nhanh chóng đạt được sự giàu có và quyền lực sau ngày độc
lập, tức giận trước tốc độ phát triển chậm chạp của Malaysia. Sự oán giận của
họ đối với cộng đồng người Hoa giàu có ngày càng tăng. Tình trạng căng thẳng
sắc tộc bị kìm nén đã bùng nổ vào tháng 5/1969 tại Kuala Lumpur. Hai phe bạo
loạn người Mã Lai và người Hoa có vũ trang đã xung đột với nhau suốt 2 ngày,
đốt phá, cướp bóc và đánh nhau. Binh lính được triển khai để trấn áp các cuộc
bạo loạn. Chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Báo cáo chính thức cho biết
có 177 người thiệt mạng dù nhiều báo cáo khác ước tính con số người chết cao
hơn.
Các cuộc bạo loạn sắc tộc là giọt nước tràn ly đối với khả năng chịu đựng
Mahathir. Ông lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống lại Tunku, cáo buộc vị thủ
tướng đã thỏa mãn lợi ích của cộng đồng thiểu số người Hoa bằng thiệt thòi mất
mát của cộng đồng người Mã Lai của ông. Ông viết một lá thư với lời lẽ đanh