thép gửi đến Tunku, yêu cầu thủ tướng phải từ chức. Bước đi đầu tiên của
Mahathir mang lại một kết quả ngược lại với mong đợi. Tunku trục xuất
Mahathir ra khỏi UMNO. “Tôi bị trục xuất khỏi chính trường ngay trong đất
nước của tôi,” Mahathir viết.
Ông vẫn không thấy hối hận và phát biểu quan
điểm của mình trong một cuốn sách có nhiều ảnh hưởng, cuốn Thế tiến thoái
lưỡng nan của người Mã Lai. Được xuất bản tại Singapore năm 1970, cuốn sách
này đã gây nhiều tranh cãi đến nỗi nó bị cấm phát hành tại Malaysia cho đến khi
Mahathir trở thành thủ tướng 11 năm sau đó. Chuyên luận lẻ loi này đề cập chi
tiết câu chuyện đau buồn về việc thực dân Anh và những người nhập cư Trung
Quốc hung hăng đã gạt người Mã Lai bản địa hiền lành, bất hạnh ra khỏi lề xã
hội như thế nào ngay trên chính đất nước của mình. Mahathir lập luận, người
Mã Lai, xét về mặt di truyền học, đã chịu thiệt thòi trong cạnh tranh kinh tế với
các nhóm người khác vì hôn nhân quá cận huyết và nhiều tập tục hôn nhân lạc
hậu khác làm duy trì mãi mãi những đặc tính di truyền xấu. Ông kêu gọi làm
“một cuộc cách mạng” hồi phục người Mã Lai và trao cho họ nhiều quyền kinh
tế tương xứng với vị thế đa số của họ. Trong số những “đơn thuốc” mà ông kê,
có việc triển khai những dự án phát triển của nhà nước nhằm tạo công ăn việc
làm cho người Mã Lai và dạy cho họ những kĩ năng mới, xây dựng “những
thành phố vệ tinh” để thành thị hóa họ và ban hành những quy định bảo vệ các
chủ cửa hàng người Mã Lai khỏi sự tấn công của những kẻ tranh giành quyền
lợi người Hoa. Mahathir thậm chí còn khởi xướng một lệnh cấm “mặc cả” trong
các cửa hàng để những thương nhân Mã Lai non kinh nghiệm có thể cạnh tranh
tốt hơn với những đối thủ người Hoa thạo buôn bán hơn. Ông cũng khăng khăng
khẳng định cộng đồng người Mã Lai phải tham gia vào công cuộc hồi sinh của
chính mình bằng cách sửa đổi nền văn hóa. “Cần phải có… một sự cố gắng có ý
thức triệt tiêu những lề lối cũ và thay vào đó những tư tưởng và giá trị mới,”
Mahathir viết. “Toàn bộ quá trình này cần phải được hoạch định và thực thi một
cách nhanh chóng và cẩn thận tỉ mỉ nhằm tạo ra một sự thay đổi triệt để và đầy
đủ trong cộng đồng người Mã Lai.”
Đầu những năm 1970, vận mệnh chính trị của Mahathir lại sống dậy. Vị
Tunku mãi mãi không lấy lại được sức mạnh sau những cuộc bạo loạn năm
1969 và cuộc nổi dậy của Mahathir. Tunku buộc phải từ chức vào năm 1970.
Trong khi đó, vị thế của Mahathir lại được củng cố bằng cuốn Thế tiến thoái