CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 379

nghiệp và lấp đầy danh sách công nhân bằng lao động người Mã Lai. Tuy nhiên,
NEP không thoái hóa thành sự quốc hữu hóa hay sung công tài sản của những
cộng đồng thiểu số tại Malaysia. Thay vào đó, NEP đặt tăng trưởng kinh tế lên
tầm quan trọng đặc biệt nhằm đảm bảo rằng tất cả mọi cộng đồng đều được
hưởng một đời sống cải thiện trong khi chính phủ tái sắp xếp các mối quan hệ
kinh tế giữa các cộng đồng dân tộc của đất nước. Mahathir giải thích: “Đó là
một quá trình cùng nâng lên chứ không phải hạ xuống cho bằng nhau.”

[28]

Mahathir không trực tiếp tham gia vào việc xây dựng nên NEP. Nó đã được

UMNO phát triển trong thời gian Mahathir bị trục xuất khỏi chính trường dù nó
cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng của Mahathir trong cuốn Thế tiến thoái lưỡng
nan của người Mã Lai.
Khi quay trở lại chính phủ, Mahathir ủng hộ những mục
tiêu của NEP. Ông đã cho rằng chính NEP đã biến Malaysia thành “một trong số
rất ít quốc gia đa sắc tộc có khả năng xây dựng một đất nước phồn vinh”.

[29]

Tuy nhiên, ông cũng rất dè dặt với những chính sách đề cập trong NEP. Ông lo
ngại NEP sẽ làm cho cộng đồng người Mã Lai trở nên ỷ lại vào những chương
trình của chính phủ. Mahathir than phiền nhiều người Mã Lai “xem NEP như là
một cỗ máy đem lại cơ hội không bao giờ ngừng, là nơi mà hễ người ta muốn
thứ gì thì họ chỉ việc đến đó lấy” hoặc xem nó “như là một phương tiện làm
giàu nhanh chóng”.

[30]

Mahathir xác định NEP không đủ để đảm bảo thành

công kinh tế cho người Mã Lai. Ông cho rằng “sự yếu kém của bumiputera
trong lĩnh vực kinh tế có thể khắc phục được không phải bằng sự hỗ trợ của
chính phủ mà bằng việc nâng cao khả năng cạnh tranh của chính họ”.

[31]

Người

Mã Lai “có một thái độ yếu đuối, thậm chí là ngây thơ, đối với tiền bạc và kinh
doanh. Cần thiết phải có một cuộc cải cách văn hóa, trong đó hình thành những
kỹ năng mới, những phương pháp mới và những giá trị mới” – Mahathir viết.

[32]

Mục tiêu của ông là tạo ra một Malayu Baru, tức một lớp người Tân Mã Lai

“thạo đời, tuân thủ kỉ luật, đáng tin cậy và làm việc hiệu quả”, “sẵn sàng đối mặt
với tất cả mọi thách thức”, “có khả năng cạnh tranh mà không cần có sự hỗ trợ”.

[33]

Mahathir xác định, những công cụ để xây dựng nên lớp người Tân Mã Lai

không thể tìm thấy ở đâu bên trong đất nước Malaysia. Ông phải tìm kiếm
những mô hình ở nơi khác để đi theo và ông đã phát hiện ra nhiều câu trả lời mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.