CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 380

ông cần trong những nền kinh tế khác của châu Á, những nền kinh tế đã trải
nghiệm Sự thần kỳ, chẳng hạn như Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là Nhật
Bản. Một phương Đông đang lên, bùng nổ tiếng vang kinh tế dường như là một
tấm gương để học theo tốt hơn là phương Tây, nơi vẫn còn đang hồi phục từ
cuộc khủng hoảng dầu mỏ và trì trệ kinh tế vào thập niên 70 khi Mahathir trở
thành thủ tướng. “Các nước phương Tây có vẻ như đã thua trong cuộc đua của
mình” – ông viết. “Dĩ nhiên chúng tôi đi đến kết luận rằng nếu chúng tôi sắp sửa
tranh đua với thành công của các nước bên ngoài thì những mô hình mẫu giá trị
nhất đã không còn ở châu Âu hay ở Mỹ mà ở ngay sân sau của chúng tôi”. Sự
ngưỡng mộ, yêu thích của Mahathir dành cho người Nhật Bản vốn ban đầu được
nuôi dưỡng trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II càng tăng lên mãnh liệt khi
nền kinh tế Nhật Bản trở thành một cường quốc thế giới. Ông ngạc nhiên trước
sự tận tụy hết lòng của người Nhật cho chất lượng, sự quyết tâm tự lực và hơn
hết thảy là tinh thần làm việc siêng năng, cần cù của họ. Không lâu sau khi
nhậm chức, Mahathir giới thiệu “Chính sách nhìn về phương Đông” của mình.
Ý đồ của Mahathir là học theo những khía cạnh của nền kinh tế Nhật Bản mà
ông cho là sẽ phát huy hiệu quả tại nước mình. Trước hết, đó là chiến dịch tuyên
truyền được xây dựng nhằm mục đích khắc sâu cho người Malaysia thói quen
làm việc không ngơi nghỉ và tinh thần xả thân mà Mahathir cho là nền tảng đảm
bảo cho Phép màu xảy ra tại Nhật Bản và Hàn Quốc. “Chúng tôi muốn người
Malaysia làm việc chăm chỉ giống như người Nhật,” ông viết. Công nhân
Malaysia sẽ “đưa nền kinh tế đi lên con đường tăng trưởng và phát triển đều
đặn”. Mahathir hô hào các công ty Malaysia xây dựng những mối quan hệ gắn
bó khăng khít chặt chẽ giữa giới quản lý và công nhân, áp dụng lối đưa ra quyết
định dựa vào sự đồng thuận tập thể và nhiều tập quán quản lý khác phổ biến
trong các công ty Nhật.

[34]

Mahathir cũng sao chép Nhật Bản và Hàn Quốc theo nhiều cách cụ thể hơn,

đặc biệt là “mô hình châu Á” với đặc trưng nhà nước giữ vai trò lãnh đạo trong
các nỗ lực phát triển công nghiệp của hai nước này. Giống như Sahashi của
MITI, Mahathir tin rằng Malaysia không thể có cách nào bắt kịp phương Tây
nếu không có sự can thiệp của nhà nước. Ông lập luận, cần thiết phải có sự hỗ
trợ và định hướng của nhà nước để chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế Malaysia
sang những ngành công nghiệp nặng có giá trị cao như sản xuất ô tô. Các quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.