cùng một quê với Mahathir dù thời trẻ họ không biết nhau nhiều. Họ gặp nhau
vào năm 1947 khi Daim cùng với anh trai của mình, một người thân thiết với
Mahathir, đến một ga tàu hỏa ở địa phương để tiễn Mahathir lên đường sang
Singapore học đại học.
Daim tiếp tục học luật tại Anh và hành nghề ở
Malaysia. Tuy nhiên, do không hài lòng với cuộc sống nghèo nàn của mình, ông
bỏ nghề luật, chuyển sang phát triển bất động sản mà qua đó ông trở nên phát
đạt, giàu có.
Daim thiết lập một mối quan hệ với Mahathir vào cuối thập
niên 70 khi ông đang theo học ngành quy hoạch đô thị tại trường Đại học
California ở Berkeley. Ông viết nhiều lá thư cho Mahathir nói lên những suy
nghĩ của mình về các sự kiện chính trị và chính sách kinh tế.
Đến giữa
những năm 80, hai người thân thiết với nhau đến nỗi Daim trở thành cố vấn thân
cận nhất của Mahathir về các vấn đề kinh tế và họ gọi điện thoại cho nhau gần
như mỗi ngày.
Là một người duyên dáng và nhã nhặn, Daim trở nên nổi
tiếng trong giới quốc tế vì hay mang dép xỏ ngón và mặc áo sơ mi phong cách
Hawaii để tiếp khách.
Mục tiêu tấn công đầu tiên của hai người bạn là khu vực nhà nước cồng kềnh.
Số lượng công ty do chính phủ điều hành đã bùng nổ vào giữa thập niên 80 lên
tới khoảng 800. Nhiều công ty kinh doanh thua lỗ, làm kiệt quệ một cách đáng
lo ngại ngân khố tài chính quốc gia.
Mahathir trước đây là một người khởi
xướng thành lập những công ty nhà nước này theo tin thần NEP, nhưng giờ đây,
vì quá chán ngán với các khoản thua lỗ của chúng, ông thay đổi quan điểm và
quyết định để cho doanh nghiệp tư nhân nắm vai trò dẫn dắt. Mahathir giải
thích: “Trong giai đoạn trước khi tôi lên làm thủ tướng, tôi nghĩ rằng chính phủ
sẽ có thể thu được thuế lẫn lợi nhuận cho chính mình” bằng cách phát triển các
doanh nghiệp của riêng mình. Nhưng thực sự những gì xảy ra cho thấy các anh
không tạo ra một chút lợi nhuận nào… Vì vậy, tôi nghĩ rằng điều này hoàn toàn
sai lầm.”
Mahathir và Daim bắt đầu bán sạch các công ty và dự án nhà nước
cho các doanh nhân hoặc thông qua thị trường chứng khoán vào đầu năm 1984.
Đến giữa những năm 90, hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh chủ chốt, trong
đó có cảng biển và hệ thống viễn thông quốc gia lớn nhất Malaysia, đều nằm
trong tay các tư nhân.
Hoạt động của những công ty này ở hầu hết các bộ
phận đều được cải thiện.