CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 400

dạng thanh toán hàng xuất khẩu và nhiều giao dịch khác sẽ nhiều hơn dòng tiền
chảy vào dưới dạng thu nhập từ hàng xuất khẩu bán ra. Hơn nữa, các công ty và
ngân hàng Thái Lan đã liên tục vay mượn rất nhiều từ nước ngoài nên nợ nước
ngoài của quốc gia này đã phình to. Giới kinh doanh tiền quốc tế ép Thái Lan
phải hạ giá trị đồng Baht. Những nhà kinh doanh tiền tệ này đã thúc đẩy cho vấn
đề diễn ra nhanh bằng cách bán khống (shorting)

[6]

đồng Baht, qua đó làm suy

yếu giá trị của đồng tiền này và gây thêm áp lực buộc giới chức Thái Lan phải
thả nổi đồng Baht.

[7]

Ngân hàng trung ương Thái Lan đáp trả dữ dội những cuộc tấn công của giới

kinh doanh tiền tệ và bảo vệ giá trị của đồng Baht bằng cách bán đồng USD từ
quỹ dự trữ các đồng tiền mạnh của mình. Nhưng đến cuối tháng 6/1997, người
Thái đã đốt gần như toàn bộ quỹ dự trữ trị giá 30 tỉ USD của mình. Khi gần lâm
vào tình trạng phá sản, người Thái giương cờ trắng đầu hàng. Lúc chính phủ
Thái Lan tuyên bố chấm dứt việc cố định đồng Baht, ngày 2/7/1997, đồng tiền
này đã mất hơn 16% giá trị của nó.

[8]

Lúc đó, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng quyết định này sẽ giúp chấm dứt

vấn đề rắc rối của Thái Lan. Tại Washington, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Robert
Rubin, người từng trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính với kinh nghiệm
rút ra từ vụ phá giá đồng Peso của Mexico vào năm 1994, nhận định rằng “sau
khi Thái Lan giải quyết được tình trạng đổ vỡ này… sự tăng trưởng khỏe mạnh
sẽ quay trở lại với nền kinh tế”. Rubin và nhiều người khác đoán rằng viễn cảnh
của châu Á là quá tươi sáng đối với các nhà đầu tư đến nỗi nhìn chung họ không
thể đánh mất niềm tin vào khu vực này và gieo rắc những khó khăn của Thái
Lan sang các nước láng giềng.

[9]

Những nhận định lạc quan như vậy hóa ra đã đặt sai chỗ. Các nhà kinh doanh

tiền tệ tấn công mạnh mẽ đồng Ringgit của Malaysia, một đồng tiền cũng cố
định theo đồng USD, giống như họ đã làm với đồng Baht. Đồng Ringgit cũng
bắt đầu mất giá. Các nhà đầu tư nước ngoài và các ngân hàng quốc tế hốt hoảng
lo sợ nhận ra nhiều nền kinh tế khác trong khu vực cũng bị mất cân đối cán cân
thanh toán và nợ nần nhiều giống như Thái Lan. Họ liền rút phắt tới hàng tỉ đô
la. Đồng Rupiah của Indonesia bắt đầu rớt giá. Đến tháng 10, vi rút kể trên tấn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.