CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 402

động của một nhóm những kẻ siêu giàu. Đối với chúng, của cải phải đến từ việc
bần cùng hóa người khác.” Ông ám chỉ cuộc Khủng hoảng là một âm mưu dàn
dựng của các nước công nghiệp nhằm phá hoại các nền kinh tế châu Á vốn đang
trở thành một mối đe dọa đối với vai trò thống trị của phương Tây.

[13]

Ngày hôm sau, Soros cũng đứng trên cái bục đó và lập tức phản pháo trở lại.

Soros nói, nguồn gốc các vấn đề của Malaysia không phải xuất phát từ một âm
mưu man rợ nào đó mà là từ các chính sách sai lầm của chính Mahathir. “Bác sĩ
Mahathir là một người gây phiền toái cho chính đất nước của mình,” Soros nói.
“Ông ta đã lôi tôi ra làm người giơ đầu chịu báng để che đậy thất bại của chính
mình.” Tờ New York Times đã châm biếm rằng Mahathir và Soros đối đầu nhau
“giống như những tay súng trên một con phố đầy bụi bặm”.

[14]

Nhưng, phía sau

cuộc khẩu chiến là một câu hỏi vô cùng hệ trọng: Ai là người thực sự chịu trách
nhiệm về cuộc Khủng hoảng này?

Soros đã trình bày một quan điểm phổ biến trong giới tư bản phương Tây,

Quỹ Tiền tệ quốc tế và cộng đồng tài chính toàn cầu. Quan điểm này cho rằng
cuộc Khủng hoảng là kết quả của việc hoạch định chính sách sai lầm. Các nước
châu Á đã lao vào những dự án đắt tiền mà họ không thể kham nổi, hỗ trợ cho
những công ty kém cỏi và thường là có quan hệ thân thiết với giới chính trị.
Trong quá trình đó, họ đã vay nợ quá nhiều. Các Con hổ châu Á đã phạm sai
lầm là can thiệp vào các thế lực thị trường. Vì vậy, thất bại của họ là kết quả tất
yếu của “mô hình châu Á”. Cuộc Khủng hoảng nổ ra khi các thị trường tự do
nắm giữ và đóng vai trò là một cảnh sát kinh tế. Bằng cách sửa chữa những
chính sách bị gãy vỡ và trừng phạt những công ty và ngân hàng hoạt động tồi,
thương trường quốc tế đã làm sạch các nền kinh tế châu Á và hồi phục sức khỏe
cho những nền kinh tế này. Lập luận này phản ánh niềm tin hết sức bảo thủ của
phương Tây vào sự bất khả xâm phạm của các thế lực thị trường.

Mahathir và một số nhà lãnh đạo châu Á khác tin vào điều ngược lại. Theo

họ, các nền kinh tế châu Á đang hoạt động mạnh trước khi xảy ra Khủng hoảng.
Thảm họa này xảy ra khi các nhà đầu tư nước ngoài có tâm lý không vững vàng
rút sự ủng hộ và tiền của họ. Chỉ vài tháng trước đó, các nền kinh tế bị cho là
được điều hành tồi của những Con hổ châu Á và các tập đoàn bị cho là vớ vẩn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.