CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 403

không kém của những nền kinh tế này có vẻ như vẫn là những nơi đầu tư đúng
đắn. Không phải điều kiện kinh tế thực tế của châu Á thay đổi mà là nhận thức
của các nhà tài chính quốc tế về châu Á thay đổi. Vì vậy, lỗi thuộc về hành vi
phi lý của các ngân hàng và các nhà đầu tư của thế giới.

Có đủ mọi lý do đổ lỗi để quy cho tất cả các bên liên quan. Cả hai bên, các

nhà hoạch định chính sách châu Á lẫn các định chế tài chính quốc tế, đều thể
hiện một đầu óc phán đoán kém cỏi biến cái mà lẽ ra chỉ là một gờ giảm tốc nhỏ
trên đường đi của Sự thần kỳ thành một thảm họa rộng khắp khu vực. Nguyên
nhân sâu sa của những sai lầm này cũng giống như trường hợp của Nhật Bản: đó
là sự lạc quan thái quá. Phép màu quá huyền diệu đến nỗi các nhà đầu tư, các
nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách của chính phủ đều
tin rằng nó sẽ không bao giờ chấm dứt. Bất kỳ dự án nào, bất kỳ một hạng mục
đầu tư nào, dù có kỳ dị đến đâu, dường như đều là một sự đặt cược chắc chắn sẽ
mang lại thắng lợi. Như Robert Rubin sau này viết, các dòng vốn lớn chảy vào
những thị trường đang nổi này “là… một ví dụ tiêu biểu về sự đầu tư thái quá
mang tính đầu cơ mà có thể trở nên định hình chắc chắn khi các nhà đầu tư chộp
được một ý tưởng (kiếm lời) nào đó… và phá bỏ nguyên tắc của họ”.

[15]

Thật vậy, vào giữa thập niên 1990, các nền kinh tế Con hổ châu Á là những

nơi đầu tư rủi ro hơn nhiều so với những gì mà hầu hết các nhà đầu tư nhận
thức. Dù lập luận quả quyết của Mahathir đi ngược lại điều này nhưng chúng đã
bị bắn thủng lỗ chỗ vì những cán cân thanh toán mất cân bằng và dễ bị tổn
thương trước những cú sốc từ bên ngoài.

[16]

Trung tâm của vấn đề là khu vực

tài chính của các nền kinh tế Con hổ châu Á. Các ngân hàng châu Á hoặc là vay
nợ nước ngoài nhanh hơn tốc độ đất nước dự trữ tiền tệ cần thiết để thanh toán
các khoản nợ, hoặc là duy trì nợ liên tục ở một mức cao so với các quỹ dự trữ
hiện có của mình, giống như trường hợp của Indonesia.

[17]

Họ đã làm cho vấn

đề thêm tồi tệ vì đem những quỹ này cho các doanh nhân trong nước vay để đầu
tư vào những dự án kinh doanh không có khả năng cạnh tranh và không kinh tế.
Tại Thái Lan, tiền chảy vào các dự án phát triển bất động sản mang tính đầu cơ.
Tại Hàn Quốc, các quỹ dự trữ được sử dụng để đầu tư vào việc sản xuất quá
mức. Vì những dự án đầu tư này không sinh lời nên các doanh nhân không có
khả năng trả được nợ và số lượng nợ xấu tăng một cách nguy hiểm. Khi cú sốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.