CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 405

Dù cao đạo chỉ trích chính sách của châu Á nhưng các ngân hàng và nhà đầu tư
nước ngoài vẫn giao hàng tỉ USD cho châu lục này trước thời điểm xảy ra
Khủng hoảng. Khi Khủng hoảng bắt đầu, cũng chính những tổ chức tài chính
nước ngoài đó đã rút số tiền đó ra với một tốc độ nhanh không thể tưởng tượng
được. Năm 1996, các quỹ tài chính nước ngoài đã đổ 93 tỉ USD vào 5 nước mà
Khủng hoảng tác động mạnh nhất là Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia
và Phillipine. Năm 1997, họ rút ra tới 12 tỉ USD và xoay xở rút tiếp 105 tỉ USD
nữa. Con số đó tương đương với 11% GDP của cả 5 nước cộng lại. Việc thay
đổi quá lớn dòng chảy tiền tệ đã làm mất ổn định khu vực và khiến cho cuộc
Khủng hoảng nghiêm trọng hơn nhiều so với trường hợp không có sự tháo chạy
vốn ồ ạt. Nhà kinh tế Steven Radelet và Jeffrey Sachs lập luận, sự hoảng loạn đó
của các nhà đầu tư và ngân hàng nước ngoài cũng là một tác nhân quan trọng
ngang bằng với, nếu không muốn nói thậm chí là quan trọng hơn, những chính
sách và những tập quán kinh doanh bị hoài nghi của châu Á trong việc làm cho
cuộc Khủng hoảng trở nên thảm khốc như nó đã xảy ra. Hai nhà kinh tế viết:
“Sự mất cân bằng cán cân thanh toán (của các nền kinh tế châu Á) không
nghiêm trọng đến mức đủ để gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính lớn cỡ đó.
Cuộc khủng hoảng là một bằng chứng về những khiếm khuyết của các thị
trường vốn quốc tế và sự dễ tổn thương của chúng trước những sự đảo lộn đột
ngột của niềm tin vào thị trường.”

[19]

Dù cộng đồng tài chính quốc tế đáng bị giáng bất kỳ một lời chỉ trích nào thì

các nước châu Á cũng buộc phải quay sang chính cộng đồng này để đẩy lui cuộc
Khủng hoảng. Những nước bị ảnh hưởng đã ký vào các gói cứu trợ của IMF:
Thái Lan vào tháng 8/1997 với gói 17 tỉ USD, Indonesia vào tháng 10 với 43 tỉ
USD. Đổi lại, chính phủ các nước này phải từ bỏ quyền kiểm soát chính sách
kinh tế của mình và chấp nhận một danh sách hàng loạt các biện pháp đau đớn
do IMF đề ra, mà theo như các nhà kinh tế của tổ chức tài chính này lập luận là
sẽ giúp phục hồi lòng tin vào các nền kinh tế bị ảnh hưởng và chặn đứng cuộc
Khủng hoảng. Những biện pháp này bao gồm phải tăng đột xuất lãi suất, cắt
giảm ngân sách chính phủ và đóng cửa các ngân hàng có vấn đề. Những người
đã xây dựng nên chính sách của châu Á, một thời được tung hô ca ngợi vì sự
uyên thâm, khéo léo và thành công của mình, giờ trở thành những người thúc
đẩy chương trình của IMF.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.