CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 406

***

NHƯNG MAHATHIR MAHAMAD thì không. Khi nền kinh tế Malaysia tiếp

tục đổ vỡ ông lại càng trở nên ngoan cố hơn. Tháng 10/1997, ông quay về với
một trong những chủ đề đả kích ưa thích của mình: người Do Thái. Phát biểu
trước nhiều người dân nông thôn Malaysia, ông nói: “Chúng ta có thể nghi ngờ
rằng chúng (người Do Thái) đã có một kế hoạch. Dân Do Thái cướp tất cả mọi
thứ của người Palestine nhưng tại Malaysia, chúng không thể làm như vậy. Vì
vậy cho nên chúng quay sang làm suy yếu đồng Ringgit.”

[20]

Những tràng đả

kích của Mahathir chẳng có mấy tác dụng làm giảm bớt sự lo lắng của các nhà
đầu tư. Người ta đã truyền nhau một câu nói đùa mà chẳng có gì đáng để vui
cười là mỗi lần Mahathir mở miệng thì đồng Ringgit lại mất giá nhiều hơn nữa.
Mahathir vẫn cương quyết không cầu đến IMF giải cứu. Về sau ông viết:
“Chúng tôi không sẵn lòng dâng quyền quản lý nền kinh tế của mình cho IMF.”
Ông nhận thấy dù lập trường của ông đang khiến cho Malaysia trở thành “một
quốc gia bị bỏ rơi ngoài lề xã hội mà tất cả mọi người đều ghẻ lạnh” nhưng nếu
Đông Nam Á cúi đầu trước mệnh lệnh của người nước ngoài thì “thế kỷ 21 sẽ
không còn là Thế kỷ của châu Á”.

[21]

Sự gàn bướng của Mahathir không đơn giản chỉ là một sự ngạo mạn. Ông có

những lo ngại thật sự về lợi ích của các chương trình do IMF đưa ra. Anwar
Ibrahim, bộ trưởng Tài chính, trước đó đã áp dụng nhiều chính sách tương tự
như chương trình do IMF khởi xướng để củng cố đồng Ringgit, chẳng hạn như
nâng cao lãi suất, thắt chặt tín dụng, siết mạnh hơn các tiêu chuẩn thanh toán
của các ngân hàng Malaysia. Anwar thậm chí còn tạm ngưng một số siêu dự án
ưa thích của Mahathir. Tuy nhiên, đến đầu năm 1998, Mahathir cho rằng những
chính sách này, thứ mà ông nhạo báng gọi là một chương trình “IMF ảo”, đang
làm cho các vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Lãi suất cao cộng với tín dụng bị thắt chặt
đã bóp nghẹt khu vực tư nhân đến mức ngạt thở trong khi sự cắt giảm chi tiêu
tiêu dùng càng làm suy yếu thêm quá trình tăng trưởng. “Tác động tổng hợp của
tất cả các biện pháp đó…là các ngân hàng và doanh nghiệp vốn đang chịu đựng
cuộc khủng hoảng tiền tệ lại đẩy tiếp vào một tình cảnh thật sự khốn cùng,”
Mahathir viết. “Nền kinh tế của Malaysia rơi sâu hơn vào suy thoái.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.