vị thủ tướng đã cao tuổi. Nhưng Anwar là một tính cách khác rất nhiều so với
người đỡ đầu của mình. Là một người theo chủ nghĩa quốc tế và là một nhà trí
thức, Anwar được xem là một nhân vật dân chủ hơn so với Mahathir độc đoán.
Ông cũng có cái nhìn ít gay gắt hơn đối với phương Tây.
Không hiểu vì lý
do gì, cả hai vẫn còn thân thiết với nhau đến nỗi Mahathir đã giao cho Anwar
quyền điều hành chính phủ khi ông nghỉ phép 2 tháng vào giữa năm 1997.
Vào thời điểm xảy ra Khủng hoảng, Anwar là chính trị gia có nhiều ảnh hưởng
nhất tại Malaysia, sau Mahathir.
Tuy nhiên, khi Khủng hoảng ngày càng trầm trọng thì giữa hai người đã nảy
sinh một cuộc chiến thực sự. Anwar cho biết, sự rạn nứt trong mối quan hệ của
ông với Mahathir xuất phát từ các kế hoạch giải cứu các công ty. Một số tập
đoàn bị ảnh hưởng tồi tệ nhất là những doanh nghiệp đã từng được hưởng lợi từ
các chính sách của Mahathir, chẳng hạn như Renong của Halim Saad và nhiều
công ty khác có quan hệ thân thiết với giới chính trị. Mahathir và Anwar bất
đồng ý kiến với nhau về cách xử lý những công ty có vấn đề này như thế nào.
Anwar cho rằng các công ty này và những nhà quản lý của chúng nên chấp nhận
hình phạt cho những lỗi lầm đã phạm phải của mình và nên được phép phá sản.
Mahathir lập luận rằng Tập đoàn Malaysia đang đương đầu với một thảm họa
không phải do chính mình gây ra cho nên chính phủ cần thiết phải hỗ trợ để bảo
vệ nó. Ông nói: “Các công ty có khả năng tồn tại cần phải được giúp đỡ để sống
sót.”
Bắt đầu vào cuối năm 1997, một loạt các thỏa thuận tài chính đã làm
dấy lên nhiều tiếng nói chỉ trích Mahathir rằng ông đang giải cứu những người
thân quen của mình. Trong một vụ gây nhiều tranh cãi năm 1998, một công ty
nhà nước đã mua các tài sản liên quan đến tàu biển của một công ty nợ nần
chồng chất do con trai của Mahathir quản lý.
Tình hình trở nên “không thể
nào quản lý được” – Anwar nói.
(Mahathir phủ nhận cáo buộc rằng chính
phủ đã trao (cho các công ty của người quen) nhiều đặc quyền đặc lợi và khẳng
định thêm bản thân ông không nhận được “một đồng xu lẻ” nào từ bất kỳ một
công ty được chính phủ hỗ trợ).
Khi cuộc Khủng hoảng đang ăn dần ăn mòn nền kinh tế Malaysia, sự giận dữ
của công chúng bắt đầu chuyển sang Mahathir. Anwar liền tận dụng cơ hội. Ông
cùng những người ủng hộ mình cho rằng Malaysia không chỉ cần một chính