CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 488

Ý tưởng của Mitta tỏ ra càng lúc càng hấp dẫn khi vị thế của Wipro tại Ấn Độ

ngày càng trở nên bấp bênh. Chính sách tự do hóa thị trường đang làm cho mô
hình kinh doanh hiện hành của Wipro không thể đứng vững được. Nhưng,
Premji và các nhà quản lý của ông có thể không thống nhất với nhau về một
chiến lược phát triển. Mitta và nhiều người khác chủ trương chuyển ngày càng
nhiều nguồn lực của công ty cho việc nhận thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông
tin. Nhiều nhà quản lý của Wipro đã làm việc không mệt mỏi để xây dựng bộ
phận kinh doanh máy vi tính nên tỏ ra ngần ngại không muốn từ bỏ việc xem nó
là trọng tâm chính của công ty.

[37]

Dù vậy, cuối cùng Premji cũng không còn có sự lựa chọn nào khác. Đến năm

1992, toàn bộ công ty thay đổi đường hướng hoạt động khi Premji tái khởi dựng
Wipro là một nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu. “Quyết định đó ép chúng tôi phải
tiến tới,” Banerjee nói. “Chúng tôi không còn một mảng kinh doanh nào khác.”

[38]

Các nhân viên kinh doanh và nhà quản lý trước đây làm việc tại thị trường

Ấn Độ giờ phải bay sang Mỹ và hối hả ngược xuôi tìm kiếm hợp đồng. “Thật
giống như là bắt đầu gây dựng lại tất cả mọi thứ.” – Sambuddha Deb, một nhà
điều hành cấp cao của Wipro chịu trách nhiệm quảng cáo tiếp thị các dịch vụ
công nghệ thông tin của công ty tại Mỹ khi đó kể lại.

Giai đoạn đầu thật là khó khăn cho toàn bộ công ty. Để cắt giảm chi phí, Deb

và các đồng nghiệp của mình phải ở trong những khách sạn rẻ tiền và dùng vé
máy bay hạng phổ thông. Tại các thành phố nơi mà Wipro có nhân viên làm
việc toàn thời gian, Deb mua tích trữ hàng đống hàng tạp hóa từ một siêu thị địa
phương hoặc tự đề nghị mọi người mời mình ăn tối. Các bà vợ của các nhân
viên nấu những bữa ăn. Bù lại, Deb chắc chắn sẽ đem một đống tạp chí dành
cho phụ nữ Ấn Độ từ bên nhà sang Mỹ để tặng cho họ.

[39]

Premji tham gia vào

những nỗ lực tiếp thị nhưng thậm chí ông cũng gặp khó khăn trong việc thuyết
phục các nhà điều hành người Mỹ dốc tiền đánh cuộc kinh doanh vào Ấn Độ.
Premji nói: “Việc sắp xếp được một cuộc gặp với một trợ lý cho trợ lý của một
phó giám đốc đã từng là một thử thách to lớn. Anh hầu như phải chờ suốt ngoài
hành lang. Tất cả các công ty đó đều không có một chút hiểu biết nào về Ấn
Độ.” Premji gọi những chuyến đi vì mục đích kinh doanh của mình tới Mỹ khi
đó là những chuyến đi “kiệt sức và bẽ mặt”: “Họ không thể tin rằng Ấn Độ có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.