CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 503

Khi tôi đi dọc nhà máy của Haier, ngắm nghía hết chiếc tủ lạnh này đến chiếc

tủ lạnh khác rời khỏi dây chuyền lắp ráp, tôi chợt nghĩ nền kinh tế thế giới ngày
nay thật sự đặc biệt như thế nào. Trong khi công việc ở một ngành này đang bị
mất sang châu Á thì công việc ở những ngành hoàn toàn khác lại đang được tái
sinh ngay tại chính nơi cũ bởi các công ty châu Á đang phát triển, thậm chí bởi
những công ty do chính phủ theo chủ nghĩa cộng sản của Trung Quốc kiểm soát.

***

THOạT NHÌN, có thể thấy một số điều trớ trêu trong nhà máy của Haier. Các

doanh nhân Mỹ đang đóng cửa nhiều nhà máy tại Mỹ và chuyển hoạt động sản
xuất sang nước ngoài hoặc chuyển việc gia công cho các công ty nước ngoài
trong khi các công ty nước ngoài lại đang mở nhiều nhà máy tại Mỹ. Tại sao các
công ty Trung Quốc nhận thấy những mối lợi từ việc sản xuất tại Mỹ còn các
công ty Mỹ lại không? Đó là câu hỏi mà những người theo chủ nghĩa dân túy
chống tự do thương mại đã liên tục nêu lên. Dĩ nhiên, thực tế không đơn giản
như vậy. Trong một nền kinh tế toàn cầu luôn thay đổi không ngừng, các công
ty khác nhau hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau có những ưu tiên khác nhau
tại những thời điểm khác nhau. Tuy vậy, có một điều không đổi báo trước điềm
tốt lành cho tương lai quan hệ kinh tế mọi mặt giữa Mỹ và châu Á: sự thật là
ngày nay cũng như vào thời đại của Akio Morita và Soichiro Honda, Mỹ luôn là
nơi đầu tiên mà tất cả mọi doanh nhân năng động muốn đạt tới thành công.

Câu chuyện về Haier sẽ minh chứng rõ ràng cho sự thật này. Vào đầu những

năm 80, Haier, khi đó còn đóng tại thành phố ven biển Thanh Đảo (nổi tiếng với
một loại bia cùng tên), là một công ty quốc doanh có bộ máy cồng kềnh nặng nề
và hoạt động kém hiệu quả tiêu biểu của Trung Quốc. Sản phẩm của Haier có
chất lượng rất xấu. Công nhân ngủ gà ngủ gật trong khi làm việc và thậm chí
còn tiểu tiện ngay tại dây chuyền lắp ráp. Năm 1984, khi làn sóng cải cách lan
tỏa khắp đất nước, một công nhân tên là Trương Thụy Mẫn của thành phố
Thanh Đảo được giao nhiệm vụ phải chấn chỉnh tình trạng lộn xộn này. Một
ngày mùa hè năm 1985, sau khi trông thấy một khách hàng đến nhà máy của
Haier để phàn nàn về việc một chiếc tủ lạnh vừa mới mua về không hoạt động,
xưởng trưởng họ Trương bực mình kiểm tra 400 tủ lạnh thành phẩm đang nằm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.