CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 89

kết luận Hàn Quốc chưa sẵn sàng cho một nền dân chủ đa đảng. Ông cho rằng
khác với những hệ thống chính trị của các nước phương Tây, cuộc thử nghiệm
dân chủ tại Hàn Quốc vào thập niên 50 của thế kỷ trước không bắt nguồn từ
trong tiến trình phát triển xã hội. Nó được áp đặt từ bên ngoài lên một quốc gia
nghèo khổ bần cùng, chưa phát triển hiện đại. Người Hàn Quốc không có cơ hội
được hưởng quả ngọt của hệ thống đó vì nó bị chi phối bởi những nhóm lợi ích
đặc biệt và cuộc thử nghiệm dân chủ đó đã kết thúc trong thối nát và không
mang lại kết quả tích cực nào – vì vậy mới nảy sinh tính cần thiết phải có “cuộc
cách mạng” của ông. Park lập luận Hàn Quốc cần phải phát triển một nền kinh
tế vững mạnh trước khi nền dân chủ có thể nối bước theo sau. Theo ông, tự do
chính trị sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có tăng trưởng kinh tế. Park viết:
“Viên ngọc chẳng có chút ánh sáng lấp lánh rực rỡ mang tên dân chủ là một
điều vô nghĩa đối với những con người đang chịu đói khát và tuyệt vọng.” Ông
thậm chí còn cho rằng điều gì đúng đối Hàn Quốc thì cũng đúng đối với toàn
châu Á. “Các dân tộc châu Á muốn có bình đẳng kinh tế trước rồi sau đó mới
xây dựng một cơ chế chính trị công bằng hơn,” Park tuyên bố.

[6]

Và rồi chúng ta sẽ thấy, Park không phải là nhà lãnh đạo duy nhất giữ những

quan điểm này. Vậy có phải là Park đã đúng? Liệu có mối liên hệ giữa chủ
nghĩa độc tài với sự công nghiệp hóa nhanh chóng?
Thật đáng ngạc nhiên khi
nhận ra hầu như toàn bộ những nền kinh tế trải nghiệm Phép màu hoặc có chế
độ chuyên chế (như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc đại lục, Indonesia), hoặc
trải qua những giai đoạn quân đội nắm quyền lãnh đạo (như Thái Lan) hay có
một hệ thống với quyền tự do rất hạn chế do một lực lượng chính trị kiểm soát
(như Singapore, Malaysia). Thậm chí Nhật Bản cũng là một hình thức nhà nước
một đảng. Dù đất nước này có bầu cử tự do nhưng luôn luôn chỉ có một đảng là
Dân chủ tự do giành chiến thắng, nắm quyền lãnh đạo chính phủ suốt từ giữa
thập niên 50 (ngoại trừ một thời gian ngắn gián đoạn vào đầu những năm 90).
Tuy nhiên, theo thời gian, mối tương quan giữa các nhà độc tài và sự phát triển
suy yếu dần tại châu Á. Lý lẽ của Park hóa ra ngày càng chỉ đúng với chính nó
và trở nên ít có cơ sở vững chắc.

Ngoài ra, cũng tồn tại một mặt trái kinh khủng của “chế độ độc tài phát triển”:

sự lạm dụng nhân quyền. Park, nếu chúng ta chấp nhận ông là người đúng như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.