Một số nhà lãnh đạo chính trị, quân sự và doanh nghiệp của Indonesia, Hồng
Kông, Singapore, Malaysia, Đài Loan và Ấn Độ cũng lần lượt xuất hiện một
cách sống động trong các chương của cuốn sách này.
Mặc dù sách tập trung vào vấn đề kinh tế phát triển tại châu Á nhưng bất kỳ
ai quan tâm tìm hiểu về tài chính toàn cầu cũng có thể tìm thấy những bài học
quan trọng về kinh tế - tiền tệ vì sự tăng trưởng kinh tế của châu Á trong quá
khứ lẫn tương lai sắp tới là một đề tài không thể bỏ qua. Châu Á thần kỳ vừa hấp
dẫn giới chuyên gia tài chính, kinh tế phát triển với những chi tiết giá trị, những
số liệu thống kê thuyết phục lại vừa lôi cuốn đông đảo người đọc bình thường
nói chung nhờ cách viết súc tích, dễ hiểu.
Có thể nói, bằng vốn kinh nghiệm dày dạn, sự am hiểu sâu rộng về đề tài
mình viết cùng với tài kể chuyện lôi cuốn, Schuman đã biến sự giới thiệu về
những con người và chính sách làm nên sự đi lên nổi bật của châu Á, một điều
tưởng như khô khan, tẻ nhạt, thành một câu chuyện hấp dẫn từ trang đầu tiên
cho đến tận trang cuối cùng.
Cái tài của Schuman còn thể hiện ở chỗ mặc dù đề cập đến “mô hình phát
triển châu Á” xuyên suốt trong toàn bộ cuốn sách, qua nhiều nước khác nhau
nhưng không hề có sự lặp lại nhàm chán. Ngược lại, mạch văn được dẫn dắt liên
tục với mỗi quốc gia là từng nét riêng với những câu chuyện về các nhân vật
được đan xen một cách khéo léo.
Qua cách trình bày, đánh giá “mô hình châu Á” từ góc độ khá là khách quan
của tác giả (cả mặt được lẫn mặt mất), ta cũng có thể rút ra những bài học quý
giá từ những thất bại tạm thời của những con hổ, con rồng châu Á trong quá
trình phát triển, chẳng hạn như Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc… Cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-98 đã phơi bày những khiếm khuyết
của mô hình trên lẫn mặt trái của sự phát triển nhanh theo kiểu bong bóng.
Nhưng, như Schuman đã viết, chính từ vũng lầy của cuộc khủng hoảng này, các
nền kinh tế châu Á nhanh chóng cải cách thể chế, điều tiết vĩ mô… để tiếp tục
sự phát triển thần kỳ của mình. Các tổ chức tài chính của châu lục này không
tích trữ tài sản độc hại vốn đánh sụp các tổ chức tài chính Mỹ và châu Âu trong
cuộc suy thoái hiện nay. Chính phủ các nước liên kết chặt chẽ hơn. Các doanh