CHÁU ÔNG RAMEAU - Trang 142

(Bibliothèque nationale de Piaris). Các bản sao khác - đều đáng ngờ - cũng
lưu hành trong thế kỉ XIX và được các nhà ấn hành sử dụng ít nhiều thiếu
khảo chứng. Một ấn bản nghiêm chỉnh, công bố ở Paris năm 1884, sử dụng
bản chép tay (đáng tin cậy) từ thư viện của chính Diderot do Nữ hoàng
Catherine II mua trọn gói và chuyển về St Petersburg sau khi Diderot qua
đời. Nhưng, câu chuyện chưa dừng lại ở đó: một bản thảo khác xuất hiện
năm 1890 trong một tập hợp những vở kịch rất khó phân loại được bày bán
ở quầy bán sách cũ trên bờ sông Seine ở Paris. Một viên thủ thư ở
Comédie-Française là Georges Monval may mắn mua được “của hiếm” này
và công bố vào năm 1891. Bản thảo này trở thành bản nền cho tất cả mọi
ấn bản hiện đại, và sau đó được Thư viện Pierpont Morgan Library ở New
York mua đứt và hiện đang được tàng trữ ở đó.

[232]

Vài nét phác họa về số

phận long đong của một tác phẩm từ tay một cây đại bút lừng danh là
Diderot - đồng tác giả và hầu như là người phụ trách chính của bộ Đại
Bách khoa thư
khổng lồ đánh dấu cả một thời đại: thời đại Khai sáng

[233]

-

tự nó đã nói lên nhiều điều về nội tâm của chính tác giả. Rồi khi nhận được
một bản sao, Goethe đã hào hứng dịch ngay sang tiếng Đức; một bản dịch
tuyệt vời đến nỗi gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp sáng tác đồ sộ của bậc
thi hào, và cơ hồ như là tác phẩm của chính bản thân Goethe! Và một trong
những người được đọc đầu tiên và tiếp thu nó một cách chủ động và sáng
tạo chính là Hegel, vì chỉ hai năm sau khi bản dịch ra đời (1805), trong tác
phẩm lớn đầu tay (Hiện tượng học Tinh thần, 1807), Hegel đã tìm cách “tát
cạn” ý nghĩa của Cháu ông Rameau như một hình thái ý thức tiêu biểu của
thời Khai sáng, đêm trước của Đại Cách mạng Pháp (1789). Hình tượng
Cháu ông Rameau (Hắn) và hình tượng nhà triết gia (Tôi) của Diderot trở
thành bất tử trong tác phẩm vĩ đại ấy của Hegel, dẫn đến sự đánh giá cao
của Marx và Engels sau này về Cháu ông Rameau như một “kiệt tác về
phép biện chứng”. Quả có một sự đồng điệu giữa Diderot thế kỉ XVIII với
các tâm hồn Đức thế kỉ XIX, nhưng, giữa họ đã có một khoảng cách lịch sử
cần thiết: những gì còn là tự-mình, mặc nhiên cần phải giấu kín trong tâm
tư đã có thể trở thành cho-mình, minh nhiên như một tấn trò đời!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.